Khai thác thủy sản Thái Lan đang phải vật lộn với sự giám sát quốc tế

Tất cả những người tham gia vào ngành xuất khẩu thủy sản béo bở của Thái Lan đang cảm nhận được ảnh hưởng của một mối đe doạ cấm nhập khẩu các sản phẩm thủy sản của Thái vào Liên minh châu Âu vào tháng 4 năm 2015 trừ khi khu vực trị giá 5,5 tỷ USD của nước này chấm dứt các hoạt động đánh bắt thủy sản có hại cho môi trường và các hành vi lạm dụng lao động.

Ngành thủy sản Thái Lan đang phải vật lộn với sự giám sát quốc tế
Hình minh họa. Nguồn Internet

Theo các số liệu của Ủy ban châu Âu, EU đã nhập khẩu 426 triệu Euro (496,5 triệu USD) các sản phẩm thủy sản từ Thái Lan vào năm 2016 - giảm đáng kể so với 476 triệu Euro của năm 2015. Tuy nhiên, đây vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 của Thái Lan sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. EU tiêu thụ 12% trong số 1,8 triệu tấn hàng thủy sản Thái Lan xuất khẩu hàng năm. Bằng việc ban hành một “thẻ vàng” để cảnh báo các biện pháp trừng phạt, EU hy vọng sẽ buộc chính phủ được quân đội hậu thuẫn của Thái Lan chấm dứt hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát (IUU) và cải thiện các tiêu chuẩn lao động. Brussels đã duy trì áp lực từ đó, lặp lại mối đe dọa của nó sau khi tiến hành các đánh giá định kỳ và cử các phái đoàn kiểm tra chính thức.

Sau cuộc thăm dò mới nhất của các nhà điều tra EU trong hai tuần vào tháng 7/2017, các quan chức Thái Lan đã bày tỏ sự nghi ngờ rằng bất kỳ lệnh cấm nào cũng sắp xảy ra. Thủ tướng Prayuth Chan-ocha nói với các phương tiện truyền thông địa phương sau khi các quan chức EU đã gặp các nhà chức trách Thái Lan rằng: “Chúng tôi có vấn đề về mọi khía cạnh, vì vậy chúng tôi phải đối mặt với sự tiến triển chậm chạp”. Chính phủ đã thực thi các luật mới, ông nói, trong khi lưu ý rằng “có một số sự phản đối từ những người khai thác thủy sản bất hợp pháp”.

Áp lực của EU ít nhất đã thúc giục chính phủ Thái Lan thành lập một trung tâm chỉ huy thống nhất nhằm vào đánh bắt bất hợp pháp. Hải quân đã được triển khai để theo dõi những người vi phạm và đã thành lập một hệ thống theo dõi chặt chẽ tại cảng “Port-in-Port-Out” để kiểm tra các tàu đánh cá bằng lưới kéo trong nước và nước ngoài đưa thủy sản đánh bắt đến cảng Thái Lan. Nhưng chế độ này chỉ thành công trong việc thuyết phục 18.000 trong số khoảng 30.000 tàu đánh cá bằng lưới kéo địa phương đăng ký thuyền của họ và cài đặt các cơ chế giám sát trên tàu để xác định nguồn gốc thủy sản đánh bắt. Đây là một yêu cầu quan trọng để xác nhận rằng thủy sản đánh bắt không vi phạm các tiêu chuẩn IUU của EU.

Nhưng ít nhất đã có sự thay đổi trong vấn đề này. Trong Tháng 7/2017, Thai Union Group, nhà sản xuất các sản phẩm cá ngừ đóng hộp lớn nhất thế giới đã ký một thỏa thuận vào ngày 11 tháng 7 với Greenpeace, tổ chức phi chính phủ về môi trường toàn cầu, để cải tiến chuỗi cung cấp toàn cầu cho cá ngừ. Người khổng lồ về thủy sản, báo cáo doanh số bán hàng toàn cầu là 134 tỷ baht (4 tỷ USD) vào năm 2016, đã đồng ý giảm “các hoạt động khai thác phá hoại”, tăng cường hỗ trợ “đánh bắt bền vững” hơn và giúp bảo vệ các công nhân làm việc trong ngành thủy sản.

Ông Thirapong Chansiri, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Thai Union, nói với các lãnh đạo doanh nghiệp tại diễn đàn doanh nghiệp toàn cầu Nikkei Asia300 ở Bangkok vào giữa tháng Bảy: “Thai Union bây giờ là bạn tốt của Greenpeace. Các tổ chức phi chính phủ đã chỉ trích chúng tôi, nhưng chúng tôi không thể bỏ đi”, ông lưu ý, đề cập đến cam kết của Thai Union nhằm theo đuổi đánh bắt bền vững. Theo thỏa thuận ký kết với Greenpeace, việc thực hiện lời hứa này sẽ mất khoảng 750.000 USD một năm.

Mục tiêu của nhà hoạt động

Sự thay đổi cốt lõi của Thai Union đã diễn ra sau một cuộc vận động kéo dài hai năm của tổ chức phi chính phủ chống lại những gì họ tuyên bố là những hoạt động đánh bắt và thực hành lao động phi đạo đức. Các nhà hoạt động cho biết Thai Union có vai trò then chốt trong việc xác định tương lai của các đại dương trên thế giới vì chuỗi cung ứng cá ngừ quốc tế rộng lớn của mình. Tara Buakamsri, người đứng đầu Greenpeace Đông Nam Á, cho biết: “Thai Union đã có một bước tiến quan trọng để đi đầu làm mẫu, nhưng cam kết của nó chỉ mới bắt đầu”.

Ngành thủy sản Thái Lan cũng đang bị kiểm soát chặt chẽ từ Hoa Kỳ, nước đưa Thái Lan vào “danh sách theo dõi” hàng năm trong bản báo cáo về tình trạng buôn bán người hàng năm, trích dẫn những hành động ngược đãi đối với người lao động làm việc trên các tàu đánh cá Thái Lan và các nhà máy chế biến thủy sản.

TCTS
Đăng ngày 07/08/2017
HNN (Theo asia.nikkei.com)
Thế giới

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 22:55 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 22:55 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 22:55 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 22:55 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 22:55 25/04/2024