Khai thác thủy sản Việt Nam nỗ lực trong việc tháo gỡ thẻ vàng IUU

Sau 5 năm, kể từ ngày ngành thủy sản nước ta nhận chiếc “thẻ vàng” IUU do khai thác sai quy định ở vùng biển nước ngoài. Các ban ngành chức năng cùng với bà con đã nỗ lực rất nhiều để sửa chữa sai lầm trong quá khứ.

Tàu cá
Ngành thủy sản chạy nước rút để chuẩn bị gặp gỡ EC với hy vọng thẻ vàng IUU được dỡ bỏ vào đầu tháng 6

Khó khăn của khai thác thủy sản Việt Nam 

Đã tròn 5 năm kể từ ngày EU đưa ra lệnh trừng phạt bằng chiếc “thẻ vàng” IUU, áp dụng đối với ngành khai thác thủy sản tại Việt Nam. Mặc dù, chỉ áp dụng đối với khai thác thủy sản biển. Nhưng nhìn chung toàn cảnh ngành thủy sản vẫn có những ảnh hưởng không nhỏ.

Trong khoảng thời gian kể từ ngày chiếc thẻ này có hiệu lực, toàn bộ sản phẩm thủy sản được khai thác từ biển. Nếu xuất khẩu sang EU đều bị giữ lại kiểm tra về nguồn gốc khai thác. Điều này vô tình gây mất thời gian, ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

Tàu cáBên cạnh các cơ quan ban ngành, ngư dân Việt Nam cũng tích cực tham gia vào kế hoạch gỡ bỏ thẻ vàng của EC. Ảnh: Tép Bạc

Có thể thấy được, khi mặt hàng hải sản xuất khẩu vào châu Âu sẽ bị chặn ở cảng để kiểm tra nguồn gốc khai thác. Thời gian để chúng ta có thể thông quan kéo dài từ 10 - 15 ngày. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình nhận hàng, kế hoạch kinh doanh của các nhà nhập khẩu.

Hơn thế nữa, các doanh nghiệp phải tiếp tục tốn thêm khoảng chi phí để các nước nhập khẩu kiểm tra nguồn gốc, ước tính 500 bảng Anh/1 container, chưa kể đến phí lưu kho.

Đặc biệt, nếu như các sản phẩm không đạt được điều kiện kiểm tra nghiêm ngặt đó, doanh nghiệp phải tìm kiếm thị trường mới hoặc quay về thị trường nội địa, gây ra rất nhiều tốn kém. Như vậy, có thể thấy được “Thẻ vàng” IUU đã gây ra những khó khăn như thế nào cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Để minh chứng rõ nét nhất cho việc ngành thủy sản Việt Nam phải gánh chịu khi EC áp thẻ vàng như sau (Số liệu được lấy từ Tổng cục thống kê):

- Năm 2017, mặc dù đang bị áp thẻ vàng, thế nhưng EU vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam với tổng giá trị đạt được là 1.422 triệu USD, chiếm tỷ trọng 17% trong tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành.

- Tuy nhiên, đến năm 2018 EU đã lùi lại vị trí thứ 2, nhường chỗ cho thị trường Mỹ. Tỷ trọng giảm còn 16.6%.

- 9 tháng đầu năm 2019, EU tiếp tục rớt xuống vị trí thứ 3, xếp sau Nhật Bản và chỉ còn 15.2% tỷ trọng xuất khẩu toàn ngành.

Điều tệ hại hơn nữa, các quốc gia bị cảnh cáo đều bị công khai trên website chính thức của EU. Nhận được sự quan tâm của truyền thông thế giới, gây ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của thủy sản Việt Nam. Trước tình hình đó, nếu nước ta không có hướng  khắc phục. Tình huống xấu nhất được đặt ra sẽ là chiếc thẻ đỏ, đặt lệnh cấm tất cả 28 nước thành viên không được nhập khẩu hải sản được khai thác từ biển Việt Nam.

Sự phối hợp từ ngư dân 

Đến cuối cùng, công tác gỡ thẻ vàng IUU không chỉ đến từ 1 phía cơ quan ban ngành, nhà nước. Mà sự phối hợp từ ngư dân - Những con người đã góp phần đưa Việt Nam đến với chiếc thẻ IUU. Chính là chiếc chìa khóa then chốt để mở lệnh cấm vận ngành khai thác thủy sản.

Tàu cáĐể Việt Nam bước vào thị trường châu Âu cần sự hợp tác từ phía ngư dân 

Thời gian gần đây, việc đánh bắt thủy sản gặp nhiều khó khăn, cộng với việc giá dầu cao. Tuy nhiên, vì mục tiêu chung, các ngư dân luôn tuân thủ khai thác hợp pháp. Không vì nguồn lợi cá nhân mà xâm phạm đến vùng biển của nước ngoài. Bởi, nếu chiếc thẻ vàng còn chưa được gỡ xuống ngày nào thì rất khó để thủy sản Việt Nam “bước chân” vào cánh cửa của thị trường châu Âu.

Một số ngư dân còn ý thức trong việc chấp hành luật thủy sản. Đối với đánh bắt xa bờ, thực hiện một số yêu cầu khắt khe để tránh tình trạng khai thác sang ngư trường nước bạn.

Việt Nam nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng IUU

Để chuẩn bị cho đợt thanh tra lần thứ 3 của EC đối với thủy sản Việt Nam trong tháng 6 tới đây. Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã tập trung cao độ trong những ngày còn lại. Đã có rất nhiều giải pháp và nhiệm vụ đồng bộ được đặt ra cho kế hoạch này.

Đến tháng 5/2023 chúng ta phải hoàn thành 100% việc khai đăng kiểm, đăng ký, cấp giấy phép khai thác thủy sản, đánh dấu tàu cá, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) theo quy định. Hoàn thành 100% dữ liệu tàu cá và cơ sở dữ liệu nghề cá Quốc gia (VNFishbase). Đảm bảo chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam khai thác hải sản trong ngư trường của nước khác. Cùng với đó, tiến hành kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá xuất, nhập bến theo đúng quy định của thiết bị VMS.

Xây dựng, hỗ trợ các tàu cá trong việc lắp đặt thiết bị VMS. Rà soát, sửa đổi và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo kiến nghị của EC. Quay ngược lại với xuất khẩu. Phải đảm bảo 100% hồ sơ các lô hàng xuất khẩu sang thị trường EU và các thị trường khác đều phải có truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thủy sản được khai thác.

Khai thác thủy sảnTruyền thông chống khai thác IUU vào năm 2022 của VASEP. Ảnh: vasep.com.vn

Ngoài ra, giữa các nước Việt Nam và Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc phải tiến hành đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện đường dây nóng, để trao đổi thông tin, xử lý các vụ việc về tàu cá, ngư dân các nước. Đồng thời cần đa dạng các hình thức tập huấn, tuyên truyền, cho cộng đồng ngư dân và các tổ chức có liên quan quy định về chống khai thác IUU.

Mặc dù, ngành thủy sản Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn khi nhận thẻ vàng từ EC. Tuy nhiên nếu nhìn nhận ở chiều hướng tích cực, chiếc thẻ này đã đem lại cho ngành thủy sản Việt Nam nói chung, cũng khai thác hải sản biển nói riêng có được động lực to lớn. Góp phần bảo vệ và phát triển thương hiệu thủy sản Việt Nam.

Chúng ta đã bắt đầu thay đổi tích cực, phát triển khai thác, sản xuất thủy sản theo hướng bền vững, minh bạch, bảo vệ tài nguyên, nguồn lực trong nước và thế giới. Đây cũng là căn cứ làm tiền đề để EC tiến hành tháo gỡ thẻ vàng cho thủy sản Việt Nam trong thời gian sớm nhất. Chúng ta có thể đặt kỳ vọng nhiều vào lần gặp gỡ tiếp theo vào tháng 6 nhé.

Đăng ngày 14/06/2023
Hòa Thy @hoa-thy
Góc nhìn

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 10:09 25/10/2024

Khử trùng nước bằng Ozone tốt hơn tia UV khi nuôi tôm tuần hoàn?

Nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong hệ thống tuần hoàn (RAS) đang phát triển ở nhiều nước. Tuy nhiên cũng phát triển nhóm Vibrio gây bệnh cho tôm và thường được sử dụng Ozone hay tia UV để làm giảm lượng vi khuẩn.

Nuôi tôm tuần hoàn
• 09:53 23/10/2024

Phó Thủ tướng yêu cầu xóa tàu cá “3 không” trong tháng 11

Ngày 17/10/2024, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU họp ở Cà Mau, cho biết cả nước còn hơn 9.300 tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép). Chủ trì cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu trong tháng 11/2024 tập trung xóa hết tàu cá “3 không”

Tàu cá Việt Nam
• 09:25 22/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 11:15 18/10/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 02:36 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 02:36 19/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 02:36 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 02:36 19/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 02:36 19/11/2024
Some text some message..