Khám phá bộ gen này có thể giúp chúng ta mọc lại chân, tay trong tương lai

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Duke đã xác định được gen quy định liên quan đến việc tái tạo mô ở cá ngựa vằn và đang hy vọng sẽ sử dụng phát hiện này để kích thích quá trình tái tạo tương tự ở người.

cá ngựa vằn

Các nhà nghiên cứu nghiên cứu về tái sinh đã xác định hàng chục gen tái sinh ở chuột, cá ngựa vằn và các sinh vật khác. Trong đó, gen neuregulin 1 trong cá ngựa vằn nhận được sự quan tâm đặc biệt. Đây là gen kích thích sự tăng trưởng của các tế bào cơ tim và các tăng trưởng các nguyên bào sợi chịu trách nhiệm tái tạo các vây bị cắt đứt.

Mặc dù đã nhận thức được sự có mặt của loại gen này, các nhà khoa học vẫn chưa khám phá được trình tự hoạt động của nó. Đây chính là mục tiêu của nhóm nghiên cứu.

"Chúng tôi nghiên cứu xem sự tái sinh xảy ra như thế nào, từ đó hướng tới mục tiêu cuối cùng là giải phóng tiềm năng tái tạo của con người" - ông Kenneth D. Poss, tiến sĩ, nhà nghiên cứu cấp cao giáo sư về sinh học tế bào tại Đại học Y dược Duke cho biết .

Tiến sĩ Junsu Kang, người đứng đầu nhóm nghiên cứu và các phụ tá đã có thể xác định những nhân tố quy định trong khi tìm kiếm các cụm gen gây ra quá trình tái sinh vây và tim ở cá ngựa vằn.

Thông qua nghiên cứu cẩn thận, tiến sĩ Kang xác định được một chuỗi các gen kích hoạt sự tái sinh vây và một chuỗi kích hoạt sự tái tạo các tế bào trong tim. Ông lấy 2 chuỗi gen trên và gắn chúng với gen cho neuregulin 1 và các yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi. Kết quả cuối cùng là một con cá ngựa vằn biến đổi gen có thể tự hồi phục nhanh chóng sau chấn thương.
Ông hi vọng kết quả của việc nghiên cứu sẽ giúp ích cho việc tái tạo các bộ phận của con người trong tương lai.

Tri Thức Trẻ, 09/04/2016
Đăng ngày 10/04/2016
Thành NT
Khoa học

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 09:51 09/10/2024

Bán tín chỉ carbon biển

Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản và Nghề cá Bền vững (ICAFIS) thuộc Hiệp hội Nghề cá Việt Nam, hợp tác với JAPIFoods của Công ty Cổ phần WinEco Việt Nam, đã phát động chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích tạo ra một bể chứa carbon biển cho ngành thủy sản, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng.

Rong biển
• 10:48 08/10/2024

Nuôi cá chạch lấu mang lại giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Cá chạch lấu
• 19:32 26/10/2024

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 19:32 26/10/2024

Tối ưu việc cho ăn giúp giảm hao hụt thức ăn khi nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của tôm. Ngoài ra, chi phí thức ăn cũng chiếm phần lớn lượng vốn mà người nuôi bỏ ra. Chi phí này ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi.

Cho tôm ăn
• 19:32 26/10/2024

Một số cách hạn chế tiếp xúc điện nguy hiểm ở ao tôm khi có mưa

Trong nuôi tôm, an toàn điện luôn là một yếu tố quan trọng, đặc biệt khi mưa gió xuất hiện, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố về điện. Do các thiết bị điện thường được sử dụng quanh ao tôm như hệ thống sục khí, máy bơm nước hay đèn chiếu sáng, người nuôi cần biết cách hạn chế tối đa rủi ro tiếp xúc với điện.

An toàn điện
• 19:32 26/10/2024

Nuôi nước trước, nuôi tôm sau: Bí quyết giúp tăng hiệu quả trong nuôi tôm

Chuẩn bị và quản lý nguồn nước trước khi thả tôm vào ao là một yếu tố vô cùng quan trọng, thậm chí có thể nói là yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Câu nói “nuôi nước trước, nuôi tôm sau” đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều người nuôi tôm thành công.

Tôm thẻ
• 19:32 26/10/2024
Some text some message..