Khám phá cá bè xước

Ngày 12/3/2017, ngư dân Lê Văn Tuấn, 38 tuổi, trú thôn Xuân Lộc, xã Gio Việt, huyện Gio Linh, Quảng Trị đã đánh được mẻ cá bè xước lịch sử 160 tấn trị giá 5 tỷ đồng. Rất nhiều người chưa biết về cá bè xước bài viết sẽ cung cấp đặc điểm sinh học của loài cá này.

khám phá cá bè xước
Cá bè xước

Cá bè xước có tên khoa học là Scomberoides commersonianus. Trên thế giới, loài này phân bố ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới Ấn Độ-Thái Bình Dương, Hồng Hải, Nam Phi, Ấn Độ, Indonesia, Philippine, Xri Lanca, Nhật Bản, Trung Quốc. (Nguồn Vnecdn)

Khám phá về cá bè xước

Ở Việt Nam, cá bè xước thường phân bố ở vịnh Bắc Bộ, miền Trung, Đông và Tây Nam Bộ, trong đó tập trung nhiều ở vùng nước không quá sâu thuộc khu vực Vũng Tàu - Phú Quốc và Cát Bà - Nghệ An. (Nguồn Sggp)

khám phá cá bè xước

Cá bè xước có đặc tính di chuyển, bắt mồi theo đàn nhỏ. Thức ăn của chúng bao gồm cá, động vật chân đầu và động vật thân mềm cỡ nhỏ. (Nguồn Eastwestseafoods)

Thịt cá bè xước thơm ngon, có thể làm thành nhiều món ăn như kho tiêu, nướng, chiên.Có thể câu cá bè xước bằng mồi sống, mồi chết, miếng cá nhỏ, mồi giả… Với mồi giả, nên lựa chọn vào tốc độ và chuyển động, sẽ hấp dẫn cá hơn. 

khám phá cá bè xước

Đặc điểm sinh học của cá bè xước:

Mõm: hình tù và, lõm ở trên mắt. Chiều dài mõm xấp xỉ đường kính mắt.

Chiều dài đầu bằng 4,5-6,0 lần đường kính mắt. Hàm trên dài đến phía sau mắt. Răng hàm trên là một hàng răng hình nón ở phía ngoài và một dải răng lông nhung ở phía trong. Răng hàm dưới là hai hàng răng hình nón tách biệt bởi một rãnh; có răng nhỏ trên lưỡi, vòm khẩu cái và xương lá mía

Thân: dài, dẹt. Cá đực có thể dài tới 120 cm, nặng 16 kg; thông thường con trưởng thành dài khoảng 90 cm.

Vây lưng thứ nhất có một gai ngược và 6-7 tia cứng bình thường. Vây lưng thứ hai có 1 tia cứng và 19-21 tia mềm. Vây lưng và vây hậu môn có 7-8 tia giống như vây phụ nhưng không tách biệt hoàn toàn. Vây ngực ngắn, trông giống hình lưỡi liềm.

Vây hậu môm có 2 tia cứng liền nhau, tiếp theo là 1 tia cứng và 16-19 tia mềm. Vẩy nhỏ hình mũi tên. Đường bên hơi lượn sóng ở phía trước, không có vẩy lăng. Phần trên của thân màu xanh nhạt, phía dưới màu ánh vàng hoặc sáng bạc; có 5-8 đốm tròn ở hai bên thân.

Tổng hợp
Đăng ngày 03/04/2017
Sinh học

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 22:11 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 22:11 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 22:11 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 22:11 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 22:11 27/12/2024
Some text some message..