Khám phá khả năng siêu phàm mới của bạch tuộc

Khả năng siêu phàm mới của bạch tuộc được các nhà khoa học khẳng định trong nghiên cứu gần đây.

bạch tuộc
Bạch tuộc phát hiện ra ánh sáng bằng cách sử dụng Opsin cũng có ở trong đôi mắt.

Nghiên cứu mới khẳng định khả năng siêu phàm mới của bạch tuộc, đó là chúng có thể nhìn qua da của nó. Các bằng chứng cho thấy lớp da của bạch tuộc có thể phát hiện ra ánh sáng bằng cách sử dụng Opsin (một loại protein nhạy sáng) tương tự như trong đôi mắt.

Những con bạch tuộc có thể nhìn qua da mà không cần đến hệ thống thần kinh trung ương của nó. Phát hiện này một lần nữa chứng minh sự thực đáng kinh ngạc là những động vật thân mềm như bạch tuộc là một trong những sinh vật biển thông minh nhất thế giới.

Nhà nghiên cứu Desmond Ramirez của Đại học California, Mỹ cho biết: “Da bạch tuộc không cảm nhận ánh sáng cùng một lượng chi tiết như các động vật sử dụng đôi mắt và bộ não. Nhưng nó có thể cảm nhận được sự gia tăng hoặc thay đổi về ánh sáng. Da bạch tuộc không phát hiện sự tương phản và góc cạnh, mà là độ sáng”.

Nhà nghiên cứu đã thử nghiệm chiếu ánh sáng trắng lên da một con bạch tuộc, kết quả cho thấy sự thay đổi ở tế bào sắc tố, các bộ phận sắc tố trong da. Nếu không có ánh sáng, các tế bào sắc tố thư giãn và da có màu sắc như ban đầu.

Nhà nghiên cứu Desmond Ramirez giải thích rằng phản ứng trên cho thấy cảm biến ánh sáng được kết nối với các tế bào sắc tố, cho phép một phản ứng thích hợp mà không cần đầu vào từ não hoặc mắt.

Các nhà nghiên cứu tiếp tục phát hiện ra một hợp chất gọi là Rhodopsin, có trong mắt và da bạch tuộc. Nó có khả năng giúp da loài này phát hiện các bước sóng khác nhau của ánh sáng, từ tím sang màu da cam. Ánh sáng màu xanh không có phản ứng mạnh mẽ có lẽ vì môi trường sống dưới biển của bạch tuộc là màu xanh.

Da của các loài động vật khác, kể cả con người, cũng có một số khả năng phát hiện ánh sáng. Một nghiên cứu đã xác định da của con người có thể "nhìn thấy" ánh sáng cực tím.

Theo DC/Kiến Thức, 22/05/2015
Đăng ngày 23/05/2015
Lưu Thoa
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 01:46 19/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 01:46 19/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 01:46 19/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 01:46 19/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 01:46 19/02/2025
Some text some message..