Khánh Hòa: Khốn đốn vì các trại nuôi thủy sản giống

Đang yên đang lành với nguồn nước ngọt từ các giếng khoan bao đời nay, bỗng cuộc sống của gần 20 hộ dân ở tổ dân phố Mỹ Á, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa bị đảo lộn khi phải sống chung với “nước biển”. Cho đến thời điểm này, dù vẫn chưa có kết luận của cơ quan chuyên môn, nhưng theo phần lớn người dân nơi đây, nước bị nhiễm mặn là do các hộ nuôi thủy sản giống trong khu vực.

Khu dân cư
Bốn trại nuôi tôm, ốc hương giống trong khu dân cư

Nước ngọt thành nước biển

Nhận được nguồn tin phản ánh của người dân trong vùng, chúng tôi có mặt tại khu phố Mỹ Á để thực địa. Ông Trương Văn Tấn (nhà cách các trại nuôi tôm thẻ chân trắng, ốc hương khoảng 20m) chia sẻ: “Nhiều năm trở lại đây, người dân quanh khu vực này đang phải sống dở chết dở với nguồn nước bị nhiễm mặn”. Nói đoạn, ông Tấn dẫn chúng tôi ra cái giếng khoan ở phía sau nhà, dùng gàu múc nước để được nếm thử. Dù màu nước vẫn trong như vốn có, nhưng khi hớp thử một ngụm, chúng tôi tá hỏa vì nước giếng mặn không thua kém gì nước biển. Theo ông Tấn, vùng này cách biển gần 1km, nhưng cách đây 10 năm trở về trước, người dân nhiều thế hệ vẫn dùng nước giếng để sinh hoạt, chưa có trường hợp nào bị nhiễm mặn giống như hiện nay. Mọi rắc rối bắt đầu từ năm 2001 khi một số người dân từ nơi khác đến mua đất để lập trại nuôi tôm giống nước mặn. Không biết họ làm ăn kiểu gì mà đến năm 2003, một số bể nuôi của các trại tôm này bị vỡ khiến nguồn nước biển thoát ra môi trường xung quanh gây ảnh hưởng đến nguồn nước của các hộ dân trong khu vực. Kể từ lần ấy, nước bắt đầu nhiễm mặn. Vụ này chưa kịp xử lý thì không lâu sau đó một số người khác lại tiếp tục về đây mở thêm trại nuôi tôm, ốc hương giống. Hết thảy họ đều ngang nhiên xả nước mặn ra bên ngoài dẫn đến việc hàng loạt hộ dân khác đều phải chung cảnh ngộ với nhà ông Tấn. Điều đáng nói, việc nhiễm mặn nguồn nước giếng khoan lại ngày càng trầm trọng. Không thể sống chung với nguồn nước mặn, hàng chục năm nay các hộ dân đã tìm đủ mọi cách nhưng chẳng ăn thua. Nhiều hộ ra sức khoan, đào thêm vài ba cái giếng ở những vị trí khác nhau với hi vọng tìm được mạch nước ngọt nhưng vô vọng. Nước vẫn bị mặn, không thể sử dụng được. Cây trồng theo đó chết dần, đến giờ chẳng còn cây nào có thể sống nổi ngoại trừ cỏ dại.

Nước giếng nhà ông Tấn mặn như nước biển

Cùng chung bức xúc ấy, ông Nguyễn Văn Phúc (nhà nằm kề một trại tôm) cũng nói thêm: sau sự cố, chủ các trại tôm cũng “đền” cho các hộ dân nơi đây bằng cái giếng khác, nhưng cũng chỉ được thời gian ngắn nước lại bị nhiễm mặn. Cho người đến khoan thêm hai cái giếng nữa nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. Nhiều năm qua, để có nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt, ngày nào tôi cũng phải lặn lội đi cả cây số để xin nước ngọt về nhà dùng.

Nói chung đã một thời gian dài, gần 20 hộ dân cạnh các trại nuôi thủy sản giống vô cùng khổ sở khi không có nguồn nước ngọt để sử dụng. Chẳng còn cách nào khác, họ đã gởi đơn cầu cứu đến cơ quan hữu trách.

Phải khắc phục!

Được biết, hiện trong khu dân cư nói trên có bốn trại nuôi tôm, ốc hương giống. Người dân địa phương một mực khẳng định đó chính là nguyên nhân trực tiếp khiến nguồn nước giếng của họ bị nhiễm mặn. Ông Trần Văn Nghĩa - Tổ phó tổ dân phố Mỹ Á, cho rằng: “Dẫu gần biển nhưng trước đây người dân trong khu vực này vẫn đào giếng để lấy nước ngọt. Chỉ đến khi các trại nuôi thủy sản giống xuất hiện, nguồn nước mới bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng”.

Một người trong nghề nuôi tôm giống cho biết: “Theo đúng quy trình, nuôi tôm giống mỗi tháng sẽ thu được hai lứa. Cứ sau mỗi lứa, chủ trại phải xả nước cũ để thay nước mới. Trong khi đó, thông thường mỗi trại tôm bình quân có 20-30 bể nuôi (mỗi bể khoảng 5m3). Nếu tính sơ bộ, hàng tháng lượng nước thải từ các trại này sẽ rất lớn, trong khi hệ thống được trang bị để xả nước ra biển thì bé xíu làm sao đáp ứng hết, chỉ còn cách xả trực tiếp ra môi trường.

Ống dẫn nước thải từ một cơ sở ra hồ vẫn còn tồn tại

Cơ quan chức năng trên địa bàn cũng đã nhiều lần tổ chức kiểm tra đối với các hộ nuôi hải sản giống tại đây và phát hiện một số hộ mắc đường ống dẫn từ bể chứa nước thải ra hồ cạnh nhà ở của các hộ dân. Việc trước mắt là đã yêu cầu các trại này tháo dỡ ngay đường ống để tránh tình trạng xả nước thải bừa bãi gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt. Tuy nhiên cho đến nay, tình trạng nước giếng của các hộ dân bị nhiễm mặn như nước biển đã quá rõ ràng, nhưng không hiểu sao các ban, ngành có liên quan vẫn chưa đi sâu tìm hiểu nguyên nhân và tìm biện pháp khắc phục.

Ông Trần Văn Phải - Bí thư Đảng ủy phường Ninh Thủy - cho biết: “Nhiều hộ dân tổ Mỹ Á đang phải đối mặt với khó khăn khi nguồn nước bị nhiễm mặn. Hiện chúng tôi cũng đang chờ sự vào cuộc của các cơ quan chuyên môn. Theo quan điểm của tôi, việc tồn tại các trại nuôi thủy sản trong khu dân cư là khó chấp nhận và cần sớm tìm cách giải quyết. Phường cũng đã nhiều lần đề nghị cấp trên giúp đỡ trong việc tìm cách khắc phục nguồn nước, đồng thời phải quy hoạch lại vùng sản xuất tôm giống, chế biến thủy sản hợp lý để không ảnh hưởng đến môi trường và đời sống người dân xung quanh”.

Mong rằng nguyện vọng của gần 20 hộ dân được sinh sống trong một nguồn  nước sạch, không bị nhiễm mặn sẽ sớm thành hiện thực.

Báo Công an TP Hồ Chí Minh
Đăng ngày 14/09/2013
Ngọc - Thanh
Nuôi trồng

Làm sạch ao nuôi bằng enzyme

Hiện nay, ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đang ngày một phát triển, mang nhiều lợi ích trên thị trường. Tuy nhiên vẫn có không ít những thách thức phải đối mặt, đó là sự suy giảm chất lượng nước trong môi trường ao nuôi, dẫn đến tình trạng bệnh tật trên tôm, khiến tôm kém phát triển và làm suy giảm năng suất. Đây là lý do khiến việc dùng enzyme xử lý nước ao tôm trở nên phổ biến.

Tôm thẻ
• 00:07 13/09/2022

Tiến sĩ tạo chế phẩm làm sạch ao nuôi tôm cá khỏe, lớn nhanh

Chế phẩm vi khuẩn tía quang hợp không lưu huỳnh do TS Đỗ Thị Liên và cộng sự sản xuất giúp người nuôi thủy sản không phải sử dụng kháng sinh, năng suất tăng gần 11%.

Thu mẫu nước
• 11:35 19/06/2022

Khoa Thủy Sản Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM tổ chức lễ khánh thành hệ thống lọc nước tuần hoàn công nghệ Israel

Sau nhiều dự án hợp tác, vừa qua đại sứ quán Israel tài trợ cho khoa thủy sản ĐH Nông Lâm TP.HCM một hệ thống lọc nước tuần hoàn. Đây là giải pháp lọc nước đến từ Israel đã được ứng dụng thành công trong rất nhiều ngành công nghiệp trên thế giới, trong đó có ngành nuôi trồng thủy sản.

Lễ khánh thành hệ thống lọc nước tuần hoàn công nghệ Israel
• 00:00 10/04/2022

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 14:04 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 14:04 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 14:04 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 14:04 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 14:04 23/04/2024