Khánh Hòa: Khuyến cáo về công tác phòng bệnh động vật thủy sản

Theo kết quả quan trắc môi trường và giám sát vùng nuôi cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2018, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa khuyến cáo về công tác phòng bệnh trong sản xuất và nuôi thương phẩm tôm nước lợ, tôm hùm, cá biển tại Khánh Hòa như sau:

Khánh Hòa: Khuyến cáo về công tác phòng bệnh động vật thủy sản
Lồng nuôi cá mú đen tại Ninh Ích - Ninh Hòa (Ngày 27/7/2018) và Hình góc trái: Hình 1: Cá mú sẫm màu do nhiễm VNN

I.    Kết quả quan trắc môi trường, giám sát dịch bệnh tại Khánh Hòa

 1. Thông số quan trắc môi trường

 + Khu vực nuôi tôm nước lợ: Kết quả quan trắc môi trường khu vực nước cấp cho nuôi tôm nước lợ hầu hết các thông số chất lượng nước đều nằm trong khoảng giá trị cho phép. Chưa phát hiện vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus và thành phần tảo độc trong các mẫu nước kiểm tra.

 + Khu vực nuôi tôm hùm lồng: Một số chỉ tiêu môi trường vượt giới hạn cho phép. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) dao động ở mức 5,56-6,38 mg/L. Hầu hết vẫn chưa phù hợp nuôi tôm hùm theo QĐ số 2383/QĐ-BNN-NTTS (từ 6,20-7,20 mg/L). Cụ thể, DO tại Đầm Môn, Vạn Thạnh, Vạn Ninh dao động từ 5,92-6,08(mg/L); Xuân Tự từ 5,56-5,82 (mg/L). Riêng khu vực Vũng Ngán hàm lượng oxy hòa tan phù hợp nuôi tôm hùm (6,32-6,38 mg/L). Mật độ vi khuẩn Vibrio vượt giới hạn cho phép tại khu nuôi Đầm Môn (1,1 x 103 cfu/mL), Xuân Tự (2,2 x 103 cfu/mL).

 + Khu vực nuôi cá biển (Hòn Lăng, Ninh Ích, Ninh Hòa): Tại thời điểm ngày 27/7/2018, hầu hết các thông số môi trường nước (NO2, COD, PO4) đều nằm trong giới hạn cho phép (QCVN 10MT:2015/BTNMT). Tuy nhiên, thông số nhiệt độ (310C) và độ mặn (35‰) tương đối cao, oxy hòa tan (4,9 mg/L) tương đối thấp. Nước có hiện tượng phân tầng (tầng giữa có nhiệt độ thấp hơn từ 2-30C so với tầng mặt và tầng đáy của lồng nuôi).

  2. Giám sát dịch bệnh

- Tôm thẻ, tôm sú: đa số các mẫu nhiễm EHP.

- Tôm hùm: tình hình nuôi tôm hùm trong tháng 7 tương đối ổn định, cán bộ Chi cục thường xuyên giám sát vùng nuôi để phát hiện tình hình dịch bệnh.

- Cá biển nuôi lồng: Cá mú, cá chim có hiện tượng chết bất thường lên đến hàng trăm con, trong các ngày từ 25-27/7/2018 tại Ninh Ích, Ninh Hòa. Phát hiện cá mú bị bệnh hoại tử thần kinh (VNN) và nhiễm sán lá đơn chủ ký sinh trên mang với mật độ cao (hàng chục trùng/mang cá). Cá chim chưa phát hiện dấu hiệu bệnh.


Hình 3: Sán lá đơn chủ (Pseudorhabdosynochus spp) ký sinh trên mang cá mú (Mẫu thực hiện tại Chi cục).

II. Khuyến cáo

  1. Vùng nuôi tôm nước lợ

 - Các vùng nuôi tôm nước lợ có thể lấy nước vào ao chứa lắng, xử lý khử trùng trước khi sử dụng.

- Thời tiết thường có mưa giông vào buổi chiều tối nên người nuôi cần rải vôi xung quanh bờ ao, duy trì mực nước từ 1,3-1,5 m. Tăng cường quạt nước, giảm phân tầng, đảm bảo lượng oxy hòa tan. Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước ao nuôi như nhiệt độ, pH, oxy hòa tan, độ kiềm để kịp thời phát hiện và xử lý khi có biến động bất thường.

  2. Vùng nuôi tôm hùm lồng

 - Các vùng nuôi có hàm lượng oxy hòa tan trong nước chưa đảm bảo cho tôm hùm nuôi,mật độ vi khuẩn Vibrio cao, người nuôi cần thường xuyên theo dõi tôm; san thưa mật độ tôm; tách riêng những cá thể yếu, bệnh; vệ sinh lồng nuôi cho nước thông thoáng tránh hiện tượng hầu, hà, rong rêu làm bít lỗ lưới; chú ý kiểm tra sự phân tầng nước (nhiệt độ, độ mặn, oxy hòa tan) để điều chỉnh lồng nuôi cho phù hợp.

- Phòng bệnh cho tôm nuôi bằng cách treo túi vôi xung quanh lồng; sát trùng thức ăn bằng thuốc tím; bổ sung các chế phẩm sinh học, vitamin và khoáng chất vào thức ăn cho tôm hùm nuôi.

3. Vùng nuôi cá biển

 - Người nuôi cần tuân thủ các biện pháp kỹ thuật nuôi của đối tượng cá biển; Áp dụng và thực hành tốt hơn các biện pháp phòng bệnh tổng hợp đối với nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè trên biển.

- Xét nghiệm giống sạch với virus VNN trước khi thả giống.

- Thức ăn cho cá phải đảm bảo tươi, hoặc nấu chín, cá tạp phải được rửa sạch bằng nước ngọt trước khi cho ăn. Sử dụng thuốc tỏi, Beta glucan và Vitamin C trộn vào thức ăn cho cá ăn định kỳ 7-10 ngày/đợt để tăng sức đề kháng cho đàn cá nuôi.

- Theo dõi tình trạng sức khỏe và hoạt động của cá hàng ngày. Định kỳ vệ sinh lồng và lưới hàng tháng, loại bỏ rong rêu bám quanh lồng; Tắm cá định kỳ bằng nước ngọt hoặc oxy già để loại trừ ký sinh trùng ngoại ký sinh.

- Thả ghép thêm cá dìa với mật độ 2 con/m3 nước để dọn sạch lồng nuôi giảm ô nhiễm nước, hạn chế dịch bệnh.

- Đối với đàn cá nuôi có hiện tượng bệnh nên sử dụng thuốc tỏi, Beta glucan và Vitamin C trộn với liều lượng gấp 1,5 - 2 lần bình thường, trộn vào thức ăn cho đàn cá ăn; giảm 50% lượng thức ăn hàng ngày và tăng dần lượng thức ăn khi đàn cá có dấu hiệu hồi phục; nếu có thể di chuyển cách ly ô lồng cá bệnh ra xa khu vực nuôi, không nên để những lồng nuôi có cá bệnh đầu dòng nước; thu gom và đưa cá bệnh vào bờ chôn hoặc xử lý bằng nhiệt nấu chín; kiểm tra nhiệt độ nước tầng mặt và độ sâu bị ảnh hưởng của nhiệt độ không khí để hạ lưới lồng xuống độ sâu phù hợp, nên thường xuyên lặn hoặc kéo lồng lên kiểm tra đàn cá nuôi; tiến hành san thưa đàn cá trong các lồng nuôi, theo dõi sức khỏe đàn cá chặt chẽ hơn.

SNNPTNT Khánh Hòa
Đăng ngày 17/08/2018
Chi cục Thú y
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Phòng bệnh trắng đuôi trên tôm càng xanh

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài tôm nước ngọt được nuôi ở nhiều nước trên thế giới nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh và có giá trị kinh tế cao.

Tôm càng xanh
• 10:42 21/01/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 18:10 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 18:10 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:10 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 18:10 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:10 29/03/2024