Khánh Hòa: Nhân rộng mô hình nuôi cá chép giòn

Được nuôi thử nghiệm từ năm 2017, đến nay cá chép giòn đang hứa hẹn là đối tượng nuôi mới góp phần tăng thu nhập cho nông dân.

Khanh Hòa: Nhân rộng mô hình nuôi cá chép giòn
Kiểm tra cá chép giòn trong ao nuôi.

Thử nghiệm nuôi cá chép giòn

Theo Kỹ sư Nguyễn Thị Hương Thảo - Trung tâm Khuyến nông, nuôi cá chép giòn là đề tài cấp cơ sở của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao trung tâm thực hiện. Mô hình lần đầu thử nghiệm tại Trại Thực nghiệm Suối Dầu (Cam Lâm) dưới 2 hình thức nuôi ao và nuôi giai (ô lưới), tổng diện tích 1.000m2. Cá chép giòn không phải là loài mới mà thực chất là cá chép nuôi qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 nuôi chế độ bình thường đạt trọng lượng thương phẩm 0,8 - 1,2kg/con. Giai đoạn 2 là giai đoạn nuôi giòn từ cá thương phẩm, thời gian 5 - 6 tháng cho cá ăn hạt đậu tằm đạt đến trọng lượng 1,5 - 1,6kg/con rồi xuất bán. Do sử dụng thức ăn chuyên dùng nên thịt cá săn chắc, dai, giòn, ít mỡ, phẩm chất thơm, ngon vượt trội, giá bán cao, thích hợp với chế biến các món ăn cao cấp. “Năm 2017, do hạn chế nguồn giống đầu vào, cá nhỏ nên tốc độ phát triển chậm. Một phần cá giảm ăn do thay đổi môi trường sống, chuyển ao, một phần thay đổi khẩu phần nên cá chậm lớn, 6 tháng chỉ đạt 1,5 - 1,6kg/con. Bù lại cá có chất lượng tốt, thịt săn chắc, giá bán 130.000 - 150.000 đồng/kg”, bà Thảo nói.

Năm 2018, trung tâm tiếp tục thử nghiệm tại Khánh Sơn. Ông Nguyễn Văn Bính (thị trấn Tô Hạp) - chủ mô hình cho biết: “Trung tâm chuyển giao 800 cá giống kích cỡ thương phẩm cách đây chừng 1 tháng. Tỷ lệ hao hụt qua vận chuyển, sinh trưởng khoảng 5%. Hàng ngày, tôi cung cấp cho chúng duy nhất 1 loại thức ăn là hạt đậu tằm do đơn vị chuyển giao. Nếu thuận lợi, khoảng 4 tháng nữa sẽ cho kết quả”.

Được biết, cá chép giòn xuất hiện tại Việt Nam thời gian gần đây, có chất lượng hơn hẳn cá nuôi thông thường. Nhiều nơi nuôi thành công như: An Giang, Lâm Đồng và các tỉnh phía bắc, tạo cơ hội mới cho nông dân phát triển kinh tế. Cá chép giòn trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người vì độ ngọt, dai, không tanh. Do thành phần thức ăn, đặc biệt là protein trong đậu tằm có fibrinozen làm thịt cá dai giòn, lipid chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nên lượng mỡ giảm, không còn vị tanh đặc trưng của cá nuôi.  

Sẽ nhân rộng

Việc lựa chọn mô hình cá chép giòn đưa vào thử nghiệm rất có ý nghĩa. Hiện nay, nhiều nơi trong nước nuôi thành công cá chép giòn, là mặt hàng xuất bán có giá trị. Tuy nhiên, việc nhập cá đầu vào tại Khánh Hòa còn khó khăn, chủ yếu từ phía bắc như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương…, đi bằng đường hàng không nên giá vận chuyển cao, bình quân 20.000 - 25.000 đồng/kg. Khu vực miền núi Khánh Hòa có nhiều sông suối, ao hồ, thuận lợi nuôi thủy sản nước ngọt. Cá chép giòn cũng là đối tượng có thể nuôi bằng nhiều hình thức (ao, giai, bể) nên có thể nhân rộng. Với việc đưa vào nuôi đối tượng mới, phù hợp với chế biến thực phẩm cao cấp phục vụ khách du lịch sẽ là hướng đi mới, giúp nông dân tăng thêm thu nhập.  

Theo kế hoạch, năm 2019, Trung tâm Khuyến nông sẽ tổ chức thêm 1 mô hình nuôi cá chép giòn tại Ninh Hòa nhằm giúp các nhà chuyên môn có đánh giá chính xác hơn về sự phát triển của đối tượng nuôi này tại các địa phương. Qua đó, khuyến cáo kỹ thuật nuôi phù hợp, định hướng cho nghề nuôi phát triển.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 15/02/2019
P.Lâm
Nông thôn

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 00:37 17/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 00:37 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:37 17/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 00:37 17/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:37 17/04/2024