Khi ngân hàng muốn ưu tiên tín dụng cho gạo và thủy sản

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định: “Không thiếu vốn cho doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp”.

Ảnh minh họa (Ảnh: honestlyfresh.com)

Ảnh minh họa (Ảnh: honestlyfresh.com)

Nhưng làm sao để không lặp lại cảnh doanh nghiệp bị phá sản, hoặc đình đốn sản xuất đang gia tăng?

Đây là ý kiến của ông Bình tại hội thảo “Phát triển thị trường tín dụng và dịch vụ ngân hàng vùng ĐBSCL” tại Cần Thơ  vào cuối tháng 4.

Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, hiện cả nước có khoảng 1/3 trong tổng số 600.000 doanh nghiêp hoạt động ở tất cả các lĩnh vực ngành nghề trong cả nước đang đứng trước nguy cơ phá sản hoặc đã ngưng hoạt động.

Trong lĩnh vực thủy sản, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thì cho biết, trong năm nay dự kiến có khoảng 20% trong tổng số các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thủy sản bị phá sản hoặc ngưng hoạt động.

Lý giải nguyên nhân này, tại hội thảo “Phát triển thị trường tín dụng và dịch vụ ngân hàng vùng ĐBSCL” tại Cần Thơ ngày 28 – 4 - 2011, ông Nguyễn Hoàng Dũng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) cho rằng: “Cho vay thủy sản mà lấy tiền đó quay vòng thứ 2 mua đất thì "chết" là phải rồi. Ngay cả nông dân cũng vậy, cho vay để sản xuất vật nuôi cây trồng mà mấy bác “máu” lên, lấy tiền đó mua đất ở thị tứ, thị trấn thì cũng "chết" thôi”.

Chính vì việc đầu tư dàn trải, không đúng mục đích ngành nghề của các doanh nghiệp nên ngân hàng e ngại trong việc thẩm định cho vay dẫn đến doanh nghiệp khó khăn hơn trong tiếp cận vốn tín dụng. Ông Dũng của Vietinbank cho rằng“Trong quản trị nội bộ của các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp thủy sản hiện nay, cách quản trị như thế này mà trình phương án vay vài trăm tỉ đồng thì khi thẩm định ngân hàng không e ngại mới lạ. Ngay cả chúng tôi, khi thẩm định tôi cũng rất e ngại”.

Thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp, kể cả các tập đoàn lớn bị phá sản hay đình đốn do sử dụng vốn vay đầu tư ngoài ngành, sử dụng sai mục đích gây nên. Điển hình là vụ Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) ở Cần Thơ.

Theo kết quả kiểm tra tình hình nợ của Bianfishco thì ngoài các ngành nghề hoạt động trên lĩnh vực thủy sản như đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cá tra, cá ba sa công suất 500 tấn/ngày; nhà máy giá trị gia tăng công suất 10.000 tấn/năm; kho lạnh 10.000 tấn; nhà máy chế biến phụ phẩm 24.300 tấn/năm; nhà máy chế biến nước uống Collagen công suất 20 triệu đơn vị sản phẩm/năm; trung tâm sản xuất cá giống; nhà máy chế biến thức ăn... thì Bianfishco còn sử dụng vốn sai mục đích bằng cách đầu tư sang các lĩnh vực khác, đầu tư ra nước ngoài dẫn đến đình đốn.

Từ đầu năm 2012 đến nay, hàng loạt doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp than phiền không tiếp cận được nguồn vốn vay từ các ngân hàng bởi chính sách thắt chặt tín dụng tiền tệ của họ.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Bình khẳng định, không thiếu vốn cho các doanh nghiệp, đặc biết là đối với các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp (lúa gạo, thủy sản). Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng cũng chỉ cung ứng vốn cho các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, hoạt động đúng lĩnh vực ngành nghề, tuyệt đối không ứng vốn cho các doanh nghiệp đầu tư sai mục đích.

Ông Bình ví von: “Nguồn vốn cho nông nghiệp được ví như là cái vòi sữa, chúng ta có thể khẳng định như thế nhưng cái vòi sữa này chỉ ưu tiên cho những lĩnh vực mà doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, còn cái vòi sữa này sẽ bị cắt, kiên quyết cắt đối với những lĩnh vực làm ăn không hiệu quả bởi vì mục tiêu cuối cùng của chúng ta là nâng cao được sản lượng, nâng cao được hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nông thôn”.

Ông Nguyễn Hoàng Dũng, Phó Tổng giám đốc Vietinbank cũng cho hay “Vietinbank chúng tôi vẫn tiếp tục dành nhiều nguồn lực cho vùng ĐBSCL. Hiện nay, chúng tôi có 19 chi nhánh, 94 phòng giao dịch khắp các tỉnh ĐBSCL.

Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục mở rộng mạng lưới và đầu tư mạnh hơn nữa với tỉ lệ tăng trưởng vốn tính dụng khu vực nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là sản xuất chế biến thủy sản sẽ cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho Vietinbank nhưng tổng chỉ tiêu tăng trưởng của chúng tôi vẫn bảo đảm”.

 

Nguồn: TBKTSG
Đăng ngày 07/05/2012
Quang Hưng
Kinh tế

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 14:29 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 14:29 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 14:29 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 14:29 20/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:29 20/11/2024
Some text some message..