Khó “bắt bệnh”

Dịch bệnh tôm sữa bùng phát, lây lan mạnh khắp các vùng nuôi tôm hùm, nhưng các ngành chức năng vẫn loay hoay chưa xác định được tác nhân lây nhiễm. Trong khi, phác đồ điều trị cũ của Cục Thú y không còn phát huy tác dụng. “Đánh bạc với trời”, người dân hoang mang, tuyệt vọng.

tôm hùm thương phẩm

Tôm chết, người nuôi tôm ám ảnh gánh nặng... nợ! - Ảnh: L.P

Tôm vẫn chết

Từ cuối tháng 2.2012 đến nay, bệnh sữa có dấu hiệu quay trở lại ở các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định. Riêng tại tỉnh Phú Yên có hơn 7.550 lồng (trong số hơn 24.200 lồng nuôi tôm hùm từ 6 - 10 tháng tuổi) bị bệnh, chủ yếu  tôm thương phẩm làm chết gần 500.000 con, chiếm từ 20% - 30% số lượng thả nuôi, trong đó nặng nhất là thị xã Sông Cầu với 7.000 lồng làm chết khoảng 390.000 con.

Tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), mỗi ngày có khoảng 1 tấn tôm bệnh chết, mất trắng khoảng 1 tỉ đồng. Nhưng, “còn nước còn tát”, người nuôi tôm hùm vẫn tiếp tục chạy vạy, mua các loại thuốc phòng trị bệnh tôm sú như Anti-Vibrio f/S2, Vitamin C 10%, Beta-Ro 20+20... ngâm trộn vào thức ăn cho tôm, thậm chí dùng cả thuốc chữa bệnh cho người như Tetracycline, Amphicillin, Rifamycin, Entero Caps, Cotrimxazon... để chữa bệnh cho tôm hùm. Nhưng, tôm vẫn cứ “rụng” dần từng ngày.

Các ngành chức năng và địa phương đã triển khai chương trình phòng chống khẩn cấp dịch bệnh tôm hùm, tổ chức nhiều đợt tập huấn cho bà con kỹ thuật nuôi, hướng dẫn pha trộn thuốc và tiêm kháng sinh phòng trị bệnh tôm hùm. Lắng nghe và làm theo chỉ dẫn của cán bộ khuyến ngư, bệnh tạm lui và tôm ngừng chết khoảng vài  tuần rồi “đâu lại vào đấy”!

Ông Đào Văn Lương - Trưởng phòng NNPTNT huyện Vạn Ninh - khẳng định: “Phác đồ điều trị của Bộ NNPTNT không còn thích nghi, không phát huy tác dụng, không trị được bệnh sữa một cách triệt để. Trong hoàn cảnh “nước sôi lửa bỏng”, không ai đủ kiên nhẫn bắt từng con tôm, đưa lên khỏi mặt nước để chích thuốc”.

Khó “bắt bệnh” ?

Ông Nguyễn Thành Nhơn – Trưởng Chi hội nông dân thôn Từ Nham, xã Xuân Thịnh,  thị xã Sông Cầu (Phú Yên), bức xúc nói: “Đại dịch” đợt này làm tôi mất đứt 7.500 con tôm. Ngành chức năng thì đổ lỗi cho người dân thiếu ý thức, không tin dùng phác đồ điều trị của Bộ NNPTNT. Oan lắm! Cán bộ khuyến ngư chỉ dạy lý thuyết phòng trị bệnh, chứ không triển khai mô hình trình diễn để người dân theo dõi, vận dụng!”.

Sau cơn “đại dịch” tôm hùm năm 2007, Cục Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm và vệ sinh thú y (Nafiqaved) đã “nhờ” các tổ chức thế giới như OIE, NACA, Seafdec... hỗ trợ kỹ thuật trị bệnh tôm, điều tra tổng quát bệnh tôm ở 42 vùng nuôi ở Nam Trung Bộ. Nhưng đến nay vẫn chưa công bố giải pháp khống chế dịch bệnh tôm cho người dân vùng nuôi tôm hùm ven biển? 

Lao Động
Đăng ngày 30/06/2012
Dịch bệnh

Quản lý tôm hùm nuôi trong thời điểm giao mùa

Hiện đang vào thời điểm giao mùa dễ phát sinh dịch bệnh, Tổng cục Thủy sản đã ban hành văn bản số 490/TCTS-NTTS gửi các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển Nam Trung Bộ về việc hướng dẫn, tăng cường quản lý nuôi tôm hùm lồng.

Tôm hùm.
• 11:51 25/05/2021

Rủi ro không kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ tôm hùm giống

Tại Phú Yên, kiểm tra cho thấy hầu hết người nuôi tôm hùm chưa quan tâm tới nguồn gốc xuất xứ lô tôm giống. Đây là rủi ro rất cao cho người nuôi.

Tôm hùm giống. Ảnh: AN.
• 13:51 04/05/2021

Khan hiếm tôm hùm giống

Tôm hùm là đối tượng nuôi lồng bè chủ lực tại nhiều địa phương trong tỉnh Khánh Hòa, nhất là địa bàn huyện Vạn Ninh và TP. Cam Ranh. Hiện nay, tuy chấp nhận mua tôm giống với giá cao hơn mọi năm nhưng người nuôi vẫn chưa có đủ con giống.

Nguồn giống tôm hùm khan hiếm.
• 11:48 31/03/2021

Phòng và điều trị bệnh sữa trên tôm hùm trong mùa mưa

Bệnh sữa trên tôm hùm hay còn gọi theo tên địa phương là bệnh tôm sữa, bệnh đục thân. Bệnh do vi khuẩn ký sinh nội bào giống như Rickettsia gây ra.

Bệnh sữa trên tôm hùm
• 14:01 11/01/2021

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 23:53 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 23:53 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 23:53 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 23:53 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 23:53 25/04/2024