Khóc ngất nhìn cá thu hoạch bỗng chết hàng loạt

Hơn 60 hộ dân ở hai thôn Vĩnh Phong và Vĩnh Phú, xã Hộ Độ, Lộc Hà, Hà Tĩnh trở thành tay trắng khi hàng chục ngàn con cá chẽm nuôi lồng bè vào vụ thu hoạch bỗng chết hàng loạt.

cá chết lúc thu hoạch
Cá chết khi vào mùa thu hoạch, người dân nghèo Hộ Độ trắng tay.

“Ăn nằm ngoài sông suốt 7 tháng trời, vớt bèo, cho cá ăn, thay lưới. Bao nhiêu tâm sức, vốn liếng dồn vào đó, nay bỗng trắng tay rồi các chú ơi…”, ông Võ Viết Lượng, thôn Vĩnh Phú bật khóc.

Ông Lượng cùng con cái bỏ ra hơn 300 triệu đồng để nuôi 4 lồng cá. Nếu như tính toán ban đầu cá không bị sự cố, cha con ông Lượng thu về hàng trăm triệu đồng. Nay cả nhà đang chạy vạy khắp nơi để bán rẻ cá cho dân buôn.

Cùng cảnh ngộ như ông Lượng, anh Trương Quang Dần thiệt hại gần như trắng tay. “Nhà nghèo, thấy vợ con vất vả tôi bàn bạc với gia đình đầu tư nuôi cá, ai ngờ ra nông nỗi này. Hiện gia đình đang nợ ngân hàng, người thân gần 100 triệu đồng”, anh Dần buồn bã nói.

Theo thống kê, đến thời điểm này có 30 hộ nuôi cá chết trắng hoàn toàn, còn 32 hộ khác cá đang chết dần, khả năng vớt vát là không cao.

Để nuôi một lồng bè cá chẽm, mỗi hộ dân phải bỏ ra hơn 100 triệu đồng chưa tính công, nhiều hộ đầu tư 4 lồng bè. “Bình thường cá chẽm bán ra thị trường với giá 70 đến 100 nghìn đồng/kg. Nay bán ra 25 nghìn đồng/kg mà không có khách”, một hộ nuôi cho biết.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chẽm chết hàng loạt được người dân cho biết, do đợt mưa lớn vừa rồi, đơn vị quản lý cống Đò Điệm (cách khoảng vài km) xả nước không thông báo cho người dân.

“Nước lũ xả quá lớn làm độ mặn vị giảm xuống gây sốc cho cá. Ngoài ra khi xả lũ, nước bẩn, cây cối, bèo trôi vào quấn chặt lồng bè ảnh hưởng đến môi trường sống của cá”, ông Dần nói.

Ông Phan Đình Hinh, chủ tịch UBND xã Hộ Độ cho biết, giải pháp tình thế vận động người dân kêu gọi dân buôn bán cá  khẩn trương.

“UBND xã Hộ Độ đã kiến nghị lên huyện, tỉnh nhờ được giúp đỡ và giải quyết vấn đề xả nước cống Đò Điệm không thông báo cho  người dân”, ông Hinh nói.

Nhiều hộ dân cho rằng, theo hợp đồng cam kết trước khi nuôi, vụ cá chẽm này phải thu hoạch từ tháng 8. Nhưng cán bộ môi trường xã chỉ đạo sai kỹ thuật từ nuôi 6 lồng bè sang 4 lồng bè nên không được cấp trên nghiệm thu. Được biết, trong 62 hộ dân nuôi cá này đều thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. 

Báo Tiền Phong, 20/09/2015
Đăng ngày 21/09/2015
Quang Hải - Mihh Thùy
Dịch bệnh
Bình luận
avatar

So sánh giữa bệnh EHP và các bệnh khác trên tôm thẻ chân trắng

Người nuôi thường phải đối mặt với nhiều loại bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và năng suất của đàn tôm.

Tôm bị EHP
• 11:10 13/09/2024

Ao tôm bị nấm đồng tiền

Nấm đồng tiền là một loại nấm hại phổ biến trong ao nuôi tôm, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe tôm và hiệu quả nuôi trồng. Đây là loại nấm phát triển trên bề mặt ao, hình thành các đốm tròn giống như đồng tiền. Khi nấm đồng tiền phát triển mạnh, chúng có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường ao và tôm nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:00 04/09/2024

Quản lý nấm đồng tiền trong ao tôm

Kiểm soát và xử lý tình trạng nấm đồng tiền xuất hiện trong ao canh tác luôn là thách thức đối với người nuôi bởi không chỉ làm tôm bị bệnh, khiến chất lượng tôm suy giảm, nấm đồng tiền còn bám vào các thiết bị trong ao nuôi như quạt, vỉ ôxy,…gây khó khăn cho việc xử lí và khiến tôm nuôi mắc nhiều bệnh hơn.

Nấm đồng tiền
• 11:47 16/08/2024

Đại dịch phân trắng trên tôm thẻ chân trắng

Năm 2023, cả nước nuôi tôm nước lợ 737.000 ha, cơ bản không tăng so với năm 2022 (Diện tích tôm sú 622.000 ha, tôm thẻ chân trắng 115.000 ha).  Sản lượng 1.120.000 tấn (tăng 5,5% so với năm 2022), trong đó, tôm sú 274.000 tấn và tôm thẻ chân trắng hơn 845.000 tấn. Sản xuất tôm giống đạt khoảng 150 tỷ con (tôm thẻ chân trắng 108 tỷ con; tôm sú: 42 tỷ con).

Ao tôm
• 11:00 15/08/2024

Mực ma cà rồng: Sinh vật có lai lịch và hành tung bí ẩn

Dưới lòng đại dương sâu thẳm và tăm tối, có một sinh vật biển có ngoại hình kỳ dị và hành tung hết sức bí hiểm trú ẩn, các nhà khoa học đặt tên cho chúng là “mực ma cà rồng đến từ địa ngục”.

Mực ma cà rồng
• 04:27 18/09/2024

Vì sao phải lắp giàn quạt và oxy đáy cho ao nuôi tôm?

Một trong những biện pháp hiệu quả giúp đạt được điều này là lắp đặt giàn quạt nước và hệ thống cung cấp oxy đáy cho ao nuôi tôm. Cả hai hệ thống này không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng năng suất và giảm thiểu rủi ro cho người nuôi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lý do vì sao giàn quạt nước và oxy đáy lại cần thiết cho ao nuôi tôm.

Quạt nước
• 04:27 18/09/2024

Các kỹ thuật quản lý tôm sau mưa bão

Mưa bão là một trong những yếu tố thời tiết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường nuôi tôm, gây ra nhiều thay đổi đột ngột về chất lượng nước, nhiệt độ, và nồng độ oxy hòa tan. Sau mỗi cơn mưa bão, người nuôi tôm cần áp dụng các kỹ thuật quản lý kịp thời và hiệu quả để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sức khỏe cho đàn tôm.

Ao tôm
• 04:27 18/09/2024

Cảnh báo mưa lớn: Khu vực Nam Bộ đề phòng ngập úng

Thông tin từ Đài Khí tượng Thủy cảnh báo về mưa lớn trên diện rộng ở khu vực Nam Bộ, đặc biệt là khả năng xảy ra lũ trên các sông lớn như sông Đồng Nai. Khi mưa lớn kéo dài, lượng nước đổ về các sông có thể tăng nhanh, dẫn đến lũ lụt, đặc biệt tại các khu vực hạ du của các con sông.

Mưa lớn
• 04:27 18/09/2024

Gỡ “thẻ vàng” và vị trí thị trường EU

Theo kế hoạch, trong tháng 10/2024, Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5 đến nước ta kiểm tra việc thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Vấn đề chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” đã tròn 7 năm ngày càng cho thấy vị trí quan trọng của thị trường EU đối với thủy sản xuất khẩu nước ta.

Xuất khẩu thủy sản
• 04:27 18/09/2024
Some text some message..