Khởi nghiệp từ con cá rô phi

Cá rô phi là loại thủy sản sinh trưởng, phát triển rất nhanh nhưng giá bán rất thấp và khó tiêu thụ. Thế nhưng, chị Huỳnh Thị Ly - hội viên Chi hội Phụ nữ ấp Hòa Đê, xã Hòa Tú 1 (Mỹ Xuyên) đã có ý tưởng khởi nghiệp từ cá rô phi; đồng thời đã tạo việc làm cho một số chị em phụ nữ ở địa phương.

Khởi nghiệp từ con cá rô phi
Tất cả các công đoạn chế biến sản phẩm đều làm bằng thủ công, đảm bảo sạch và an toàn.

Chị Huỳnh Thị Ly cho biết: “Gia đình tôi có khoảng 1,3ha diện tích nuôi tôm nước lợ. Theo đường thoát nước, cá rô phi vào vuông tôm và sinh sản rất nhanh, vì vậy trong ao nuôi có rất nhiều cá nhưng khi bán không được giá, lại ít người mua”. Chị Ly chia sẻ thêm: “Trước đó, tôi làm cá rô phi rồi đem phơi khô dự trữ làm thức ăn cho gia đình. Cá nhiều làm khô ăn không hết nên tôi mới nghĩ ra cách sử dụng cá rô phi làm khô và chả cá để bán. Không ngờ khi sản phẩm làm ra được khách hàng ưa chuộng nên tôi quyết định chế biến khô cá rô phi với số lượng nhiều hơn để cung ứng ra thị trường”.

Để có nguồn nguyên liệu, ngoài cá rô phi có sẵn trong vuông tôm của gia đình, chị Ly thu mua cá trong các ao tôm ở địa phương và các xã lân cận với giá từ 7.000 đồng đến 9.000 đồng/kg. Cá mua về làm sạch, bỏ da, lạng lấy thịt cá để chế biến thành khô và chả cá. Tất cả các công đoạn đều làm bằng thủ công và không dùng chất bảo quản. Sản phẩm làm ra được bà con địa phương đánh giá cao và bán đắt hàng. Chia sẻ về sản phẩm chả cá, chị Ly cho biết thêm: “Để chế biến sản phẩm chả cá sạch và an toàn cho người tiêu dùng, tôi tuyệt đối không sử dụng hóa chất để bảo quản. Để chả cá không bị tanh, mỗi công đoạn đều được làm rất kỹ, trước khi làm phải xả nhiều lần với nước cho sạch, xả xong vắt hết nước cho khô”.

Trước khi thành công với 2 mặt hàng khô và chả được chế biến từ cá rô phi ở địa phương, chị Ly được biết đến với sản phẩm bánh phồng tôm đất, nay chị tiếp tục làm thêm mặt hàng mới là cá chà bông. Sản phẩm phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng và giá cả vừa với túi tiền nên “tiếng lành đồn xa”, các mặt hàng chế biến từ con cá rô phi cũng như mặt hàng bánh phồng tôm đất của chị được nhiều người biết đến.

Nhu cầu tiêu thụ của thị trường tăng lên, mỗi ngày cơ sở của chị thuê từ 7 đến 10 chị em, bình quân thu nhập mỗi người gần 150.000 đồng/ngày. Bà Huỳnh Thị Bạch ở ấp Hòa Đê, xã Hòa Tú 1 vui vẻ cho biết: “Từ ngày có việc làm cá, chị em chúng tôi ở đây có việc để làm, kiếm được nguồn thu nhập hàng ngày. Nhờ vậy, hơn nửa năm nay, kinh tế gia đình tôi ổn định hơn, chứ không có công việc này thì chắc chị em phải đi thành phố làm rồi”. Còn bà Lâm Thị Vốn ở ấp Hòa Nhạn, xã Hòa Tú 1 cũng vui vẻ góp lời: “Mình lớn tuổi rồi, đâu có đi làm xa được. Nhờ cô Ly có cơ sở cho làm ở đây cũng có đồng vô đồng ra nên đỡ hơn trước rất nhiều”.

Thông qua Hợp tác xã Nông ngư Hòa Đê, xã Hòa Tú 1, các sản phẩm từ cá rô phi, như: khô, chả cá, chà bông… của hộ chị Ly có đầu ra ổn định, không chỉ cung ứng cho thị trường trong tỉnh mà còn ở các thành phố lớn như: Hồ Chí Minh, Hà Nội. Bình quân mỗi tháng chị Ly giao gần 200kg sản phẩm. Hiện nay, thị trường tiêu thụ các mặt hàng này rộng mở, nhưng khó khăn là nguồn nguyên liệu cá rô phi không đủ và chị cũng thiếu vốn đầu tư trang thiết bị để gia tăng sản lượng. “Bây giờ trước mắt làm thủ công, nhưng làm thủ công thì hàng không có đủ cung. Nếu được chính quyền địa phương, Hội Phụ nữ hỗ trợ nguồn vốn để mua máy móc, tôi sẽ mở rộng mặt hàng để làm cho được nhiều” - chị Ly cho biết thêm.

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Hương - Trưởng Ban Phụ nữ phát triển kinh tế (Hội LHPN tỉnh) cho biết: “Trong hoạt động của Đề án 939 có hỗ trợ doanh nghiệp nữ, năm nay chỉ tiêu của chúng tôi hỗ trợ 60 doanh nghiệp nữ. Mô hình của chị Ly cũng là một trong những mô hình chúng tôi sẽ hỗ trợ khởi nghiệp khởi sự kinh doanh. Ngoài ra, chúng tôi sẽ hỗ trợ chị viết các ý tưởng để cho những nhà tài trợ, mạnh thường quân, các tổ chức có nhu cầu quan tâm đến khởi nghiệp của chị để đầu tư, song song đó nếu có các lớp tập huấn liên quan đến khởi sự kinh doanh, chúng tôi sẽ mời chị Ly tham gia”.

Từ ý tưởng đến việc triển khai thực hiện dựa trên lợi thế ở địa phương, bước đầu chị Huỳnh Thị Ly đã gặt hái được thành công, qua đó góp phần thúc đẩy phong trào phụ nữ sáng tạo trong khởi nghiệp, tăng thu nhập kinh tế gia đình.

Báo Sóc Trăng
Đăng ngày 22/05/2019
Tuyết Xuân
Chế biến

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 14:46 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 14:46 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:46 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 14:46 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:46 29/03/2024