Khởi nghiệp với sản phẩm cá khô

Khai thác lợi thế nguồn cá thiên nhiên tại quê nhà, chị Nguyễn Lê Cẩm Tú và chị Dương Thị Hồng Chuyên đã quyết định khởi nghiệp, thành lập Cơ sở sản xuất khô Ba Khía (xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng) với các sản phẩm khô mang đậm hương vị dân dã được người tiêu dùng đón nhận...

Khởi nghiệp với sản phẩm cá khô
Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào đóng gói

Là huyện đầu nguồn nên hàng năm sản lượng cá thiên nhiên đổ về tại các nhánh sông Hồng Ngự - Vĩnh Hưng, Tân Thành – Lò Gạch, khu vực huyện Tân Hồng rất lớn, nhiều nhất là cá chốt, cá lăng. “Cứ mỗi khi lũ về, lượng cá thiên nhiên trên các nhánh sông khá nhiều, thịt rất thơm ngon. Với nguồn nguyên liệu dồi dào, tôi nghĩ sao mình không phát huy thế mạnh của địa phương để tạo ra sản phẩm cá khô nhằm gia tăng giá trị cho loại thủy sản này” – chị Dương Thị Hồng Chuyên chia sẻ động lực để khởi nghiệp.

Để chuẩn bị hành trang cho quá trình khởi nghiệp, chị Nguyễn Lê Cẩm Tú và chị Dương Thị Hồng Chuyên tham gia nhiều lớp tập huấn khởi nghiệp do các ngành hữu quan trong và ngoài tỉnh tổ chức; thường xuyên lên mạng cập nhật kiến thức, nghiên cứu công thức tẩm ướp các loại khô cá.

Vào giữa năm 2017, hai chị bắt tay vào sản xuất mẻ cá khô đầu tiên. Dù có bước chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì hai chị gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Những ngày đầu, chị Tú và chị Chuyên phải đối mặt với sản phẩm cá khô qua chế biến bị hư hỏng, thời gian sử dụng khá ngắn, quy trình tẩm ướp chưa đạt yêu cầu...

Với khát vọng khởi nghiệp mãnh liệt, sau nhiều lần thất bại, hai chị đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong quy trình chế biến. Đối với công thức tẩm ướp, gia vị được xem là yếu tố tạo nên sự khác biệt so với các sản phẩm cùng loại. Để sản phẩm khô đạt như mong đợi, những mẻ khô đầu tiên, hai chị đã gửi cho bạn bè người thân dùng thử. Từ sự phản hồi đó, cùng với những bí quyết được mẹ truyền lại cộng với những gia vị được các trang mạng chia sẻ đã giúp hai chị có được công thức tẩm ướp như mong đợi.

Xác định khô là mặt hàng dễ bị cạnh tranh, vì vậy sản phẩm không chỉ có công thức tẩm ướp tốt mà nguyên liệu đầu vào cũng phải đảm bảo. Nhận định được điều đó, chị Chuyên đã chọn những con cá trưởng thành vừa được ngư dân đánh bắt, thịt dày để cho ra sản phẩm khô đảm bảo chắc thịt, béo...

Từ sự nỗ lực của bản thân, những mẻ cá tiếp theo của cơ sở đã nhận được sự phản hồi tích cực từ khách hàng. Cá sau khi được làm sạch, được tẩm ướp, mang ra phơi nắng từ 1 – 3 ngày. Khi kiểm tra cá khô đã đủ nắng, sẽ đưa vào kho đóng gói theo hình thức hút chân không để thời gian bảo quản được dài hơn.

Sau hơn 1 năm trải qua khó khăn vất vả, hiện nay việc kinh doanh đi vào quỹ đạo, mỗi tháng Cơ sở sản xuất khô Ba Khía cung ứng cho thị trường bình quân từ 2 – 3 tấn khô, với nhiều dòng sản phẩm khô như: cá chốt, cá lóc, cá lăng, cá chạch, cá lưỡi trâu, khô nhái… Vào những dịp lễ Tết, đơn hàng của cơ sở tăng gấp đôi so với ngày thường. Từ một vài người thân, bạn bè quen biết dùng thử, đến nay sản phẩm của Cơ sở sản xuất khô Ba Khía đã có mặt trên nhiều thị trường như: TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Kiên Giang, Bến Tre....

Bên cạnh sản xuất, Cơ sở sản xuất khô Ba Khía còn tận dụng phế phẩm từ chế biến khô để làm thành thức ăn cho cá giúp nâng cao nguồn thu. Ngoài ra, cơ sở còn tạo việc làm cho nhiều người dân cùng quê, giúp họ có được thu nhập ổn định hơn.

Để sản phẩm ngày một vươn xa, hiện cơ sở đang đẩy mạnh khâu cải thiện mẫu mã bao bì, thiết kế logo, đăng ký sở hữu trí tuệ, giới thiệu quảng bá sản phẩm... Chị Dương Thị Hồng Chuyên tâm sự. “Thông qua các sản phẩm khởi nghiệp, bản thân mong muốn góp sức để giới thiệu các sản vật quê hương với nhiều người, khẳng định thêm giá trị của nghề làm khô truyền thống tỉnh nhà”.

Báo Đồng Tháp
Đăng ngày 14/12/2018
Khánh Phan
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 12:59 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 12:59 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 12:59 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:59 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 12:59 22/12/2024
Some text some message..