Khối ngoại "thao túng" thức ăn thuỷ sản

Nhiều năm liền, thị phần thức ăn thuỷ sản gần như là sân chơi độc diễn của khối doanh nghiệp FDI, dẫn đến thao túng giá, khiến ngành thuỷ sản ngắc ngoải. Mới đây, Chính phủ có chỉ đạo kiểm tra quá trình "làm giá" đối với khối ngoại sản xuất thức ăn thủy sản để xử lý. Điều này có giúp tháo nút thắt suy giảm xuất khẩu thuỷ sản?

thức ăn cá
Khối FDI đang chiếm hơn 80% thị trường thức ăn thủy sản trong nước nên mặc sức làm giá

Chuyện chuyển giá, "làm giá" là vấn đề muôn thuở của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Khối FDI trong lĩnh vực sản xuất thức ăn thuỷ sản cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Mới đây nhất, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã giao Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ Công Thương, Bộ Công an và các cơ quan có liên quan kiểm tra, xem xét có hay không sự chuyển giá của khối FDI sản xuất thức ăn thủy sản để xử lý theo quy định.

"Nút thắt" FDI

Bộ Tài chính cũng được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thuế của khối FDI sản xuất thức ăn thủy sản chiếm thị phần lớn tại Việt Nam.

Chỉ đạo này đã tạo sự quan tâm của giới doanh nghiệp thuỷ sản bởi nhiều năm nay, với nhu cầu thức ăn phục vụ cho thủy sản trong nước hàng năm khoảng 3,53 triệu tấn, khối FDI đã chiếm hơn 80% thị phần. Riêng ngành cá tra, 70 – 80% nông dân và doanh nghiệp đều sử dụng thức ăn của doanh nghiệp FDI. Còn thức ăn cho tôm gần như 100% thuộc về của khối ngoại.

Có thể liệt kê các doanh nghiệp FDI đang đứng đầu lĩnh vực thức ăn thuỷ sản ở Việt Nam như CP (Thái Lan), Cargill (Mỹ), Tomboy (Pháp). Ngoài ra, còn có các công ty của Đài Loan như (Grobest, Uni President, Dinh dưỡng Á Châu…), của Trung Quốc như (Tongwei, Hoa Chen…), Hàn Quốc (CJ Master…)…

Vì thống trị thị trường nên nhiều năm liền, dư luận trong ngành thuỷ sản cho rằng khối FDI thỏa sức mặc cả về giá, chỉ có tăng chứ không có giảm. Đây chính là căn bệnh nguy hiểm nhất của ngành thuỷ sản hiện nay. Một vấn đề nữa là nếu ngăn chặn không hữu hiệu, xuất khẩu thuỷ sản sẽ càng thêm khó khăn.

Theo ghi nhận, trong 5 năm trở lại đây, hầu như năm nào giá thức ăn thuỷ sản của khối FDI cũng tăng 6 – 7 lần, có năm tăng đến 35%. Trong 9 tháng năm 2015, giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước chỉ đạt 4,69 tỷ USD, giảm đến 17,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vấn đề ở đây là kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm không chỉ do nhu cầu của thị trường không tăng mà còn do thuỷ sản Việt đang phải cạnh tranh với những mặt hàng cùng loại nhưng giá rẻ hơn đến từ các nước khác. Điểm mấu chốt chính là chi phí đầu vào của thuỷ sản Việt quá cao, trong đó phần lớn đến từ thức ăn do khối FDI sản xuất ra.

Cần mạnh tay

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp thủy sản, thời gian qua, quản lý nhà nước đã lơ là với những doanh nghiệp FDI sản xuất thức ăn cho thủy sản dẫn đến giá sản phẩm tăng liên tục. Trong khi đó, dù đang dẫn dắt thị trường nhưng các doanh nghiệp FDI đều than phiền rằng nếu không tăng giá sẽ thua lỗ vì giá nguyên liệu đầu vào tăng cao.

Tuy nhiên, khi giá nguyên liệu đầu vào giảm thì khối FDI hầu như không giảm giá và chưa bao giờ giảm giá trong mấy năm qua.

Đơn cử như nguồn thức ăn chiếm tới 70% tổng chi phí cho mỗi chu kỳ nuôi tôm. Trong khi đó, cứ đến lúc tôm tăng trưởng mạnh là các doanh nghiệp FDI lại đồng loạt tăng giá, nông dân vẫn phải chấp nhận mua dẫn đến giá thành sản xuất tăng. Cuối cùng, lợi nhuận rơi vào túi FDI, còn nông dân vẫn lấy công làm lời.

Do đó, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đòi hỏi cơ quan thuế cần bóc tách giá kê khai trên từng hạng mục để tính thuế nguyên liệu đầu vào, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp FDI xuất trình hồ sơ xuất xứ, bảng quy trình sản xuất…, dựa trên đó, so sánh với giá thị trường thức ăn thuỷ sản.

Một điểm băn khoăn khác là trong khi thức ăn chăn nuôi chiếm tới 70% giá trị cá tra nhưng trong Nghị định 36/2014/NĐ-CP về về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra lại không đề cập về thức ăn cá tra. Phải chăng đây cũng là một lỗ hỏng lớn cho xuất khẩu cá tra?

Ngoài ra, vấn đề còn tồn tại là việc quá phụ thuộc vào thức ăn của doanh nghiệp FDI. Từ đó, doanh nghiệp thuỷ sản khó kiểm soát được chất lượng thức ăn, kéo theo việc vi phạm các hàng rào kỹ thuật về chất lượng khi xuất khẩu.

Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn thuỷ sản 100% vốn trong nước do ít vốn nên hầu như không thể cạnh tranh với khối FDI có nguồn vốn mạnh. Hơn nữa, thương hiệu và chất lượng sản phẩm của khối FDI tốt hơn nên nông dân, doanh nghiệp thuỷ sản ưu tiên chọn mua. Vấn đề tồn tại này bao giờ được các bộ, ngành hỗ trợ khắc phục?

Trong chỉ đạo mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh các địa phương cần tăng cường kiểm tra, thanh tra về kê khai giá, niêm yết giá, giá bán của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản có vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo Cục Quản lý cạnh tranh thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để xử lý theo quy định của Luật Cạnh tranh.

Thời báo Kinh Doanh, 12/10/2015
Đăng ngày 13/10/2015
Thế Vinh
Doanh nghiệp

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:26 30/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 00:26 30/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 00:26 30/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 00:26 30/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 00:26 30/11/2024
Some text some message..