Khốn khổ Mekong: Điện hay cá, sống hay chết?

Dọc dòng MeKong, đập thủy điện nổi lên ngày càng nhiều cả về số lượng lẫn độ “vĩ đại”. Người dân Đông Nam Á cần nguồn điện sạch, nhưng họ cũng cần cá và gạo, được cung cấp từ dòng sông vĩ đại ấy.

chạy lũ thủy điện
Người dân trong những ngôi làng dọc dòng MeKong tất tả “chạy lũ”, điều mà lẽ ra xưa nay phải là “sống” cùng với lũ (ảnh Soe Zeya Tun).

Câu chuyên từ một ngôi làng

Pumee BoonTom, sống ở miền bắc Thái Lan, nhưng anh luôn theo dõi dự báo thời tiết của Trung Quốc. Bởi hơn ai hết, những người dân trong ngôi làng mà anh sinh sống đều hiểu rằng: làng của họ sẽ bị nhấn chìm trong biển nước, nếu các con đập vĩ đại ở miền nam Trung Quốc xả lũ do mưa bão. Và dĩ nhiên, Chính phủ Trung Quốc có nghĩa vụ phải thông báo cho các nước hạ lưu để chuẩn bị, nhưng, theo kinh nghiệm của BoonTom thì các cảnh báo ấy thường đến rất trễ hoặc không hề được phát.

Trước khi có các đập thủy điện, lũ của dòng MeKong sẽ dâng nước từ từ, theo mùa, BoonTom nói, còn bây giờ, con nước ở đây rất thất thường, nước lên xuống nhanh và dòng nước mạnh, khó đoán trước, người ta cũng chỉ có thể ướm chừng theo các cơn bão hoặc các đợt mưa.

Làng của BoonTom sống ở bờ Tây dòng MeKong, đó là một nơi yên bình và hạnh phúc, người dân nơi đây phần đông theo đạo Phật hệ phải Nam Tông, và sống chủ yếu dựa vào nghề cá trên sông Mekong. Hơn 20 năm trước, cuộc sống của họ luôn gắn liền với những sản vật và huê lợi từ nguồn nước mát lành mà MeKong ban tặng, dường như trong họ chưa từng có suy nghĩ phải thay đổi phương thức sinh sống hay có một ngày MeKong không còn “thương” họ như trước. Nhưng, từ khi Trung Quốc hoàn thành một, rồi hai, rồi bảy con đập thủy điện “vĩ đại” ở thượng nguồn, người dân nơi đây bắt đầu cảm nhận được “tình thương” của MeKong đã thay đổi. Sự dao động thất thường và đột ngột của con nước đã cản trở sự di chuyển của các sinh vật thủy sản, sản lượng cá đỗ về hằng năm ít đi, ít đến mức nó không đủ để nuôi sống phần đông dân làng.


Một ngư dân chuẩn bị quăng lưới tại một khu vực thác Khone, thác nước lớn nhất về lưu lượng nước của dòng Mekong. Nơi đây, một số dòng chảy sẽ được chuyển hướng để phục vụ việc xây đập Don Sahong, và cuộc sống của nhiều ngư dân cũng buộc phải chuyển hướng (ảnh David Guttenfelder).

Những năm gần đây, BoonTom và nhiều người khác đã bán các con thuyền đánh cá theo họ rất nhiều năm, cũng có thể là những ngư cụ được truyền từ thời cha ông của anh ấy. Nghề cá nước ngọt đã không còn bền vững với mọi người. Họ dần chuyển sang trồng ngô, thuốc là và đậu. Những tưởng dòng MeKong chỉ thất thường trong mùa tôm, cá nhưng điều mà họ không ngờ rằng, MeKong cũng thất thường trong mùa lũ lụt. Năm 2008, làng của BooTom bị ngập sâu do lũ, mùa màng bị tổn thất, tài sản cuốn trôi, người làng anh lao đao trong những khó khăn bất ngờ như thế. Năm đó, con nước dâng đến tầng 2 của các ngôi nhà cao nhất trong làng, mái chùa mà dân làng gởi gắm niềm tin và văn hóa cũng hút dạng trong làn nước lũ.

BoonTom có thể nhìn thấy tương lai của nhiều ngôi làng dọc dòng MeKong, chúng có thể cũng như làng của anh.

Tham vọng nguồn điện của dòng MeKong

Dòng Mekong khởi nguồn từ Tây Tạng, chạy qua hơn 2.600 dặm, dọc theo Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông. Đây là con sông dài nhất Đông Nam Á, và quan trọng nhất đối với cộng đồng các cư dân sống dọc theo lưu vực của nó. Ở nhiều nơi trên dòng MeKong, cá được xem là loại thực phẩm quan trọng hàng đầu, người dân Lào và Capuchia sống phụ thuộc vào dòng sông này, xem cá chính là sự sống. Dòng MeKong đã hiền hòa nuôi dưỡng cộng đồng dân cư nơi đây từ đời này qua đời khác, họ hình thành mối quan hệ tương hỗ với dòng sông, tạo nên nếp văn hóa sinh động và điển hình, văn hóa sông MeKong. Tuy vậy, với sức mạnh dòng chảy và những gềnh thác hùng vĩ, MeKong đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho những tham vọng thủy điện to lớn của các nước trong vùng.


Một chiếc thuyền đánh cá được trang trí bằng những bông hoa hướng về công trường xây dựng đập Xayaburi (Lào), sự đối lập giữa những tham vọng thủy điện vĩ đại và “văn hóa dòng Mekong” (ảnh David Guttenfelder).

Ngày nay, Đông Nam Á đang dần trở mình và phát triển sôi nổi, nhưng, vẫn còn một số nước, như Campuchia chỉ có khoảng một phần ba dân số có điện sử dụng và hai phần ba ở Lào, và nguồn năng lượng thường rất đắc đỏ. Một phân tích năm 2013 của Cơ quan Năng Lượng Quốc Tế dự đoán rằng nhu cầu năng lượng điện của khu vực sẽ tăng 80% trong 20 năm tới. Rõ ràng, trong tương lai Đông Nam Á cần nhiều điện hơn để đáp ứng tăng trưởng kinh tế và dân số, nhưng vẫn phải đảm bảo càng ít tạo ra carbon càng tốt. Tiềm năng thủy điện sông MeKong hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Việc xây dựng các con đập ở hạ lưu sông Mekong được giám sát bởi Ủy ban sông MeKong (MRC), được tài trợ bởi các cơ quan phát triển thế giới và 4 quốc gia thành viên là Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan. Các ràng buộc của tổ chức này không phải do bất kỳ một hiệp ức pháp lý nào, mà dựa trên lợi ích chung trong dòng sông và hóa bình khu vực. Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là thành viên chính thức của MRC, nên họ không có nghĩa vụ rõ ràng phải tham khảo ý kiến các nước còn lại về các hoạt động của mình ở thượng nguồn sông MeKong. Hậu quả của việc này là hàng loạt các đập thủy điện “vĩ đại” được xây dựng tại Trung Quốc mà không có bất kỳ đánh giá tác động nào đến các nước hạ lưu.


Năm 2012, Trung Quốc tiến hành xây dựng đập Miaowei, là con đập “vĩ đại” thứ tám của Trung Quốc cho đoạn sông MeKong dài 1.300 dặm (ảnh David Guttenfelder).

Hơn 5 đập thủy điện nữa đang được xây dựng ở Trung Quốc, 11 đập khác cũng đang dần nổi lên trên dòng chính MeKong ở hạ lưu Lào và Campuchia. Dòng MeKong vĩ đại bật nhất thế giới, lại nặng lòng với những công trình điện cũng không kém phần vĩ đại. Các con đập “hứa hẹn” sẽ phá vỡ sự cân bằng sinh thái, dòng di cư và sinh sản của tôm cá, đe dọa nguồn cung thực phẩm của khoảng 60 triệu người, hầu hết là những người sống ở các ngôi làng dọc dòng MeKong. Đa số điện tạo ra từ các đập “vĩ đại” ấy chủ yếu dành cho các trung tâm đô thị đang bùng nổ và mọc lên như “nấm sau mưa”, điển hình là Thái Lan và Việt Nam. 

Tham Vọng và Thiên Nhiên chưa được cân bằng

Không thể phụ nhận tầm quan trọng của nguồn năng lượng thủy điện mà dòng MeKong mang lại, suy cho cũng những đập thủy điện vĩ đại ấy cũng chỉ là để phục cho sự phát triển của nhân loại. Nhưng, dường như loại người đã tự cho mình quá nhiều quyền, quyền chiếm hữu tự nhiên và định đoạt cuộc sống của những “người yếu”.

Sự cân bằng của sông và biển đã thay đổi, các con đập trữ nước gây hạn hán đã làm suy yếu dòng Mekong và cho phép nước biển xâm nhập sâu hơn vào đồng bằng. Những “sự vĩ đại” ở thượng nguồn đã chuyển đổi hơn một nửa hạ lưu sông MeKong thành các hồ chứa, thay đổi hoàn toàn dòng chảy của nó. Chúng đã trữ lại rất nhiều trầm tích dinh dưỡng vốn dành cho các vùng châu thổ.

Quay lại với câu chuyện của BoonTum, một đề xuất xây đập ở Lào, các 40 dặm hạ lưu từ ngôi làng của BoonTom, đang gấp rút hoàn thiện. Công trình ấy, sẽ siết chặt làng của anh giữa những cơn lũ từ phía bắc và một đập chứa nước ở phía nam. BoonTom giờ đã ngoài 50 tuổi, anh lo lắng không phải cho bản thân mà cho thế hệ tiếp theo. Chỉ cần nhắm mắt lại và tưởng tượng, BoonTom nói. Hãy tưởng tượng về những điều sẽ xảy ra với con cháu chúng ta. Anh chấp hai tay vào nhau, như tập tục của người Thái, mắt chau lại, dẫn dắt chúng tôi vào dòng suy nghĩ.

Bài viết có sử dụng tư liệu của Michelle Nijhuis, trong tạp chí National Geographic

Đăng ngày 16/07/2020
Mạnh Kha @manh-kha
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 20:21 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 20:21 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 20:21 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 20:21 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 20:21 22/11/2024
Some text some message..