Không an cư, dân thành thủy tặc

Chờ mãi vẫn chưa được lên bờ định cư, hầu hết các hộ dân vạn đò ở thôn Thủy Phú, xã Hương Vinh (thị xã Hương Trà, TT- Huế) phải đánh bắt thủy sản bằng phương tiện hủy diệt để kiếm sống.

Đời sống cùng cực vì không an cư khiến người dân xóm vạn đò thôn Thủy Phú phải kiếm sống bằng nghề phạm pháp.
Đời sống cùng cực vì không an cư khiến người dân xóm vạn đò thôn Thủy Phú phải kiếm sống bằng nghề phạm pháp.

Bần cùng sinh phạm pháp

Xóm vạn đò thôn Thủy Phú hiện có 18 hộ với gần 100 nhân khẩu. Ông Trần Đức (63 tuổi) cho biết, do nguồn lợi thủy sản trên sông Hương và phá Tam Giang ngày càng cạn kiệt nên người dân trong xóm phải sử dụng xung điện đánh bắt mới kiếm được cái ăn hàng ngày. “Hầu hết các hộ đều kiếm sống bằng xung điện. Không dùng xung điện thì chỉ biết ngồi chờ chết đói vì đánh bắt bằng chài lưới không đủ sống”- ông Đức thành thật.

Vì sử dụng xung điện đánh bắt thủy sản nên đã có rất nhiều người dân ở xóm vạn đò này bị ngành chức năng bắt giữ, xử phạt. Không ít người vướng vào vòng lao lý bởi chống trả và gây thương tích cho người thi hành công vụ khi bị truy bắt. Đơn cử như trường hợp của anh em anh Huỳnh Cháu và Huỳnh Văn Em, đã mãn hạn tù. Trước đó, trong khi bị truy đuổi vì đánh bắt thủy sản bằng xung điện tại phá Tam Giang, đoạn qua thị trấn Sịa (huyện Quảng Điền), Cháu và Em đã chống trả lực lượng công an khiến ông Võ Đà - Trưởng Công an thị trấn Sịa - bị trọng thương.

Ông Cao Thắng - Trưởng thôn Thủy Phú cho biết, 18 hộ dân vạn đò trong thôn, hộ nào cũng sở hữu xung điện và thu nhập chính của hầu hết các hộ này đều nhờ xung điện. “Rất nhiều hộ đã bị xử phạt, tịch thu phương tiện, nhưng phạt hôm nay thì ngày mai họ lại hành nghề”- ông Thắng nói.

Bao giờ được lên bờ?

Theo chính quyền thôn Thủy Phú, đời sống ngặt nghèo khiến trẻ em ở xóm vạn đò của thôn phải bỏ học từ rất sớm. Tất cả trẻ em nơi đây em nào học cao nhất cũng chỉ đến lớp 5, lớp 6 là phải rời quê vào miền Nam làm thuê. Anh Lê Huấn - người có 2 đứa con nhỏ vừa phải bỏ học khi chưa đến lớp 5 - cho biết, anh rất muốn cho con tiếp tục đến trường nhưng do quá đói khổ nên phải đẩy con đi làm thuê. “Khi vợ chồng tui bắt bỏ học, 2 đứa khóc dữ lắm, nhưng hoàn cảnh như ri biết làm chi khác”- anh Huấn buồn bã.

Đến nay, vợ chồng ông Trần Bí đã 37 năm sinh sống ở xóm vạn đò này. 9 người con của vợ chồng ông hầu hết đã lập gia đình và ra ở riêng trên những chiếc đò rách nát. “Tui tưởng chỉ đời tui và đời con phải sống kiếp vạn đò cực khổ, nhưng giờ thì đời cháu tui cũng vậy. Hàng chục năm rồi chúng tui đề nghị được chính quyền cho lên bờ tái định cư nhưng chỉ nhận được những lời hứa suông”- ông Bí bức xúc.

Ông Trần Quốc Thắng- Chủ tịch UBND xã Hương Vinh cho biết, xóm vạn đò ở thôn Thủy Phú có từ trước năm 1975 và theo thời gian ngày càng phát triển về nhân khẩu. Đời sống khó khăn do không an cư nên người dân có nguyện vọng được lên bờ từ lâu. Vừa qua, UBND xã Hương Vinh có quy hoạch khu đất rộng 3.000m2 để làm chỗ tái định cư cho những hộ dân này. Tuy nhiên, việc thực hiện tái định cư cho các hộ dân không biết bao giờ mới thực hiện được bởi xã không đủ khả năng đầu tư cơ sở hạ tầng.

Xóm vạn đò thôn Thủy Phú hiện là xóm vạn đò cuối cùng trên sông Hương chưa được lên bờ định cư. Trước đó, hơn 1.000 hộ dân vạn đò trên sông Hương đoạn qua TP.Huế đã được di dời lên bờ.

http://danviet.vn
Đăng ngày 29/01/2013
An Sơn
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 00:23 21/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 00:23 21/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 00:23 21/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 00:23 21/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 00:23 21/11/2024
Some text some message..