Không để hư đất

“Người nuôi tôm tuyệt đối ngưng ngay việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt giáp xác trong ao nuôi”, tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2, nói tại hội thảo báo cáo kết quả khảo sát dịch bệnh trên tôm nuôi tổ chức ở tỉnh Trà Vinh dạo cuối tháng 5. Một lần nữa, vang lên khẩn thiết khuyến cáo của các chuyên gia, việc sử dụng tràn lan các chất bảo vệ thực vật trong xử lý ao nuôi dẫn đến hậu quả tôm chết hàng loạt như hiện nay.

Bón vôi ao nuôi tôm

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2 lấy mẫu ở 19 điểm thuộc tỉnh Trà Vinh, 100% mẫu tôm bị bệnh hoại tử gan tụy. Kết quả phân tích mẫu nước và mẫu bùn đáy ao cho thấy, đa số có chứa chất thuốc bảo vệ thực vật. Cybermethrin, một chất diệt giáp xác rất độc thuộc nhóm cúc tổng hợp có trong thuốc bảo vệ thực vật là tác nhân gây nên bệnh hoại tử gan tụy. Tiến sĩ Hảo khẳng định: “Có thể còn có nguyên nhân khác nhưng nguyên nhân dùng thuốc diệt giáp xác là quá rõ”.

Chất Cybermethrin rất độc nên diệt giáp xác hiệu quả và rẻ (chỉ bằng 5% các chất khuyến cáo khác), đã được người nuôi tôm ở ĐBSCL sử dụng nhiều năm. Vậy tại sao, trước đây sử dụng mà nuôi tôm vẫn thắng lợi? Tiến sĩ Hảo giải thích, sử dụng vài năm thì không sao, nhưng lâu năm nó tích tụ lại trong bùn, sẽ gây tác hại. Điều này cũng đúng dưới cái nhìn của chuyên gia đa dạng sinh học, Tiến sĩ Dương Văn Ni ở trường Đại học Cần Thơ nói, đưa một chất hóa học vào môi trường sẽ làm đảo lộn hệ sinh thái tự nhiên, trước mắt không thấy rõ nhưng lâu dài thì hậu quả khó lường và khó sửa.

Ông Võ Hồng Ngoãn, “vua” nuôi tôm sú ở tỉnh Bạc Liêu kể câu chuyện mới xảy ra, khi thuốc bảo vệ thực vật được khuyến cáo không sử dụng, một doanh nghiệp rao bán thảo dược diệt giáp xác, làm nhiều hộ nuôi tôm trong vùng bị thiệt hại lớn, do chứa chất độc khác. Doanh nghiệp bán thảo dược ấy đang đề nghị “bồi thường thiệt hại”, nhưng ông hỏi “bao nhiêu cho vừa?”. Ông Ngoãn phân tích, tiền giống và công của vụ này bị thiệt hại thì dễ tính nhưng nếu chất độc ấy có tồn dư trong đất, làm hư đất thì tính sao? Theo ông Ngoãn là nếu có, phải tìm được chất phân giải chất độc tồn dư để phục hồi đất thì mới gọi là khắc phục đạt yêu cầu.

Việc giữ gìn đất nuôi tôm, không để hư đất trong quá trình nuôi đã được đặt ra cấp thiết. Nếu nuôi tôm chỉ nhằm thu lời vài năm thì không cần giữ gìn, nhưng muốn là một ngành kinh tế thu lợi lâu dài thì không được để hư đất. Nuôi tôm có thể thu lợi nhuận cao nhưng cũng rất khắc nghiệt như ông Ngoãn nói, vài năm thắng mà một năm thua “là như cháy nhà”, sẽ trắng tay.

Tiến sĩ Hảo cho biết, từ 20 năm trước, Thái Lan đã cấm sử dụng Cybermethrin, thay bằng lân hữu cơ để diệt giáp xác. Còn ở Việt Nam chưa có sự triệt để ấy. Sau khuyến cáo khẩn thiết của chuyên gia, trách nhiệm đang đặt ra cho các nhà quản lý.

thuysanvietnam.com.vn
Đăng ngày 10/07/2012
Sáu Nghệ
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 18:25 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 18:25 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 18:25 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:25 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 18:25 26/12/2024
Some text some message..