Không quá 5% người nuôi tôm thành công

Người nuôi tôm bị động về giá cả, thị trường nhưng băn khoăn trước lợi ích thật sự khi tham gia chuỗi liên kết cùng các doanh nghiệp trong ngành.

ngành tôm
Câu chuyện về hướng đi của con tôm, người nuôi tôm và cả ngành tôm được mổ xẻ thẳng thắng. Ảnh: T.S.

Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng vừa tổ chức diễn đàn đầu tiên trong chuỗi hội thảo "Mô hình sản xuất tôm theo chuỗi đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ" tại tỉnh Sóc Trăng. Nhiều vấn đề nóng và thực tế đã được lãnh đạo địa phương và nông dân mổ xẻ thẳng thắng.

Ông Josh Madeira, Phụ trách chính sách bảo tồn biển, Monterey Bay Aquarium từ Seafood Watch đánh giá những năm qua, ngành tôm Việt Nam phát triển nhưng để đạt giá trị tỷ USD cần phải hoạt động mạnh hơn. "Chúng tôi nhìn thấy cơ hội ở đây nhưng để phát triển thì không phải mở rộng về diện tích nuôi mà là hàm lượng xuất khẩu tôm. Khi tuân thủ đúng quy trình và quy định, giá trị sẽ tăng lên", ông chia sẻ.

Seafood Watch là tổ chức được bộ Thương mại Mỹ ủy quyền trong việc kiểm định, giám sát, đánh giá chất lượng thủy sản trước khi xuất khẩu vào thị trường này. Tổ chức có website riêng với các thông tin chi tiết về những tiêu chuẩn chất lượng để vào Mỹ. Tuy nhiên, những thông tin này hiện còn khá mù mờ với đa phần nông dân. Mối quan tâm hàng đầu của họ vẫn là làm sao để tồn tại khi giá cả các sản phẩm đầu vào còn thất thường, biến đổi khí hậu ngày càng khó lường khiến thiệt hại về tài chính trở thành rào cản lớn trước khi nghĩ đến đặt chân vào thị trường khó tính như Mỹ.

Ông Mai, một người có thâm niên 20 năm nuôi tôm đưa ra công thức đơn giản để có sản phẩm xuất ra là sự kết hợp của lao động, đất đai và "ông trời". Vì thế, người nông dân chưa thể chủ động hoàn toàn nhưng nếu ứng dụng công nghệ thì ngốn hàng tỷ đồng, họ không đủ vốn, không có ai đầu tư trong khi lãi suất ngân hàng cao và các điều kiện cho vay khó. Ông ao ước tín dụng thoáng hơn và nông dân có thể tiếp cận những thông tin hữu ích nhất.

Ông Quách Hồng Phong, Phó Chủ tịch hiệp hội tôm Mỹ Thanh, Tổng giám đốc công ty TNHH nuôi tôm Vĩnh Thuận cũng cho rằng giá thành sản xuất tôm ở Việt Nam đang cao hơn so với các nước khác như Ấn Độ, Indonesia... Thức ăn, con giống... có giá cao, nguồn cung chủ yếu từ doanh nghiệp nước ngoài.

"Họ có quyền kinh doanh có lợi nhuận cao nhất nên chưa đồng nhất về giá thành sản phẩm. Làm sao để có giá mà người sản xuất không thiệt thòi khi tỷ lệ người Việt thành công trong nuôi tôm chưa quá 3-5%, làm sao để tôi và con tôi không bỏ nghề?", ông trăn trở trong phần thảo luận.


Ông Quách Hồng Phong chia sẻ trăn trở trong phần thảo luận. Ảnh: T.S.

Ông Nguyễn Đức Tùng, Giám đốc điều hành văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân nhìn nhận quy trình sản xuất tôm thương phẩm chưa có kết nối nào, nông dân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về con giống, nguyên liệu, công nghệ và không có nhiều thông tin. Ông đặt câu hỏi là thay vì phát triển ao nuôi thì có nên phát triển công nghệ hay chấp nhận tham gia vào chuỗi và trong trường hợp đó, liệu các bên có thể liên kết thành công.

Chuỗi liên kết này gồm tất cả các doanh nghiệp trong ngành như nhà sản xuất, công ty giống, thu mua, chế biến và thị trường. Cơ chế chuỗi là các bên cung cấp nguồn lực trực tiếp cho hộ nông dân và ngân hàng trả tiền. Ở đó, ngân hàng giống như đối tác vừa quản lý - hỗ trợ tài chính, vừa giám sát thực hiện và đưa ra hình phạt chặt chẽ.

"Vấn đề là người cung cấp thực phẩm, giống, người nuôi biết được tiêu chuẩn và giá trị thị trường, từ đó không lừa nhau nữa và mọi thứ được rõ ràng. Câu hỏi là cần làm gì để chi phí đầu vào ít nhất và lợi nhuận đầu ra cao nhất. Đầu ra ấy chính là một cơ chế nào đó có sự tham gia của các bên", ông nói rõ về lợi ích của mô hình.

Năm 1992, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ ở Sóc Trăng 4.176 ha, trong đó nuôi tôm nước lợ 3.041 ha, chiếm 70% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ với sản lượng đạt 16.778 tấn. Đến năm 2018, diện tích nuôi tôm nước lợ tại đây là 56.160 ha, trong đó nuôi thâm canh tôm sú và thẻ chân trắng chiếm gần 88% với diện tích 49.537 ha, sản lượng 133.815 tấn. "Sản lượng này chiếm gần 15% tổng sản lượng nước lợ của cả nước, đây là tiềm năng và lợi thế lớn của tỉnh", ông Huỳnh Ngọc Nhã, Phó Giám đốc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng chia sẻ.

Tôm nước lợ là mặt hàng kinh tế mũi nhọn của ngành thủy sản của Sóc Trăng, tác động lớn đến kinh tế thủy sản tỉnh. Tuy nhiên, tài liệu báo cáo tham luận tại hội thảo cũng chỉ ra sự phát triển ngành này thời gian qua chủ yếu vẫn dựa trên những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, phát triển còn mang tính tự phát và còn hạn chế trong thu hút đầu tư, chưa phát huy tối đa lợi thế so sánh trong mối quan hệ liên ngành, đa lĩnh vực. Phần lớn người nuôi tôm ở đây là hộ nhỏ với diện tích quy mô nhỏ, khả năng vốn còn yếu. Trong khi đó, tình hình bệnh trên tôm nuôi được đánh giá là mối đe dọa lớn nhất, giá tôm thương phẩm còn phụ thuộc rất lớn vào thị trường, điệp khúc được mùa mất giá, mất mùa được giá vẫn xảy ra thường xuyên.

Ông Nhã cho biết để nâng cao tình hình phát triển tôm về sản lượng, chất lượng cũng như giá trị, tỉnh Sóc Trăng có những giải pháp như nuôi theo công nghệ cao, nuôi tôm sạch theo hướng hữu cơ và tăng cường phát triển công nghệ cao. Trong đó, phát triển mô hình chuỗi liên kết cũng được khuyến khích đến nông dân. "Tuy nhiên, trong chuỗi sản xuất từ đầu, thị trường tiêu thụ đến bàn ăn vẫn cần nhiều sự hỗ trợ, đồng thuận của các bên. Đó là một trong những điều mà ngành đang tập trung, khuyến khích trong công tác chỉ đạo", ông nhận định.

Ông Võ Quang Huy, Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh đưa ra thắc mắc về vai trò của người nuôi tôm trong chuỗi liên kết và nông dân sẽ được hưởng lợi gì. "Để chuyển đổi thách thức về thời tiết, bệnh hại, chất lượng vật tư đầu vào, đối mặt với những nguy cơ lớn... liệu các bên có thể kết hợp trong chuỗi, người nuôi được hưởng lợi và ngân hàng thanh toán theo hóa đơn?", ông đặt vấn đề và mong muốn muốn qua đây có chính sách để người nuôi tôm có thể tiếp cận vốn minh bạch nhằm phát triển bền vững và tạo giá trị. Ở trong chuỗi liên kết đó, lợi ích được phân chia đúng theo tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận để các bên phát triển cùng nhau.

Ông Josh Madeira thẳng thắng cho biết Mỹ đã nhập khẩu tôm của Việt Nam nhưng thông tin tiêu cực và sản phẩm bị trả về là nhiều. Vì vậy, ấn tượng của Mỹ về tôm Việt là chất lượng và giá thành thấp. "Đây là điều không vui nhưng cũng là cơ hội để có sáng kiến làm những sản phẩm chất lượng và người làm ăn chân chính sẽ là ngôi sao sáng", ông nhận định.

Ông lấy ví dụ ở Ecuador có liên minh không bao gồm tất cả các đơn vị trong ngành tôm nhưng là tập hợp những hộ, doanh nghiệp cam kết làm theo chuẩn chất lượng. Sáng kiến đó được phía Mỹ đánh giá cao. Những doanh nghiệp này tự đánh giá, kiểm tra, cam kết với nhau để đảm bảo giá trị của liên minh và lợi nhuận từ chuỗi đó được chia sẻ công bằng giữa các bên.

Theo ông Nguyễn Đức Tùng, nếu các hộ nuôi tôm cạnh tranh với nhau sẽ là mối nguy lớn, thay vào đó nên liên kết với nhau và tạo ra chuỗi giá trị bền vững. "Hãy làm cho thị trường lệ thuộc vào mình chứ đừng để mình lệ thuộc vào thị trường", ông nói.

VNExpress
Đăng ngày 24/02/2019
Trường Sanh
Kinh tế

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 02:14 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 02:14 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 02:14 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 02:14 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 02:14 25/04/2024