Ngoài ra theo dự báo của các nhà khoa học , vụ nuôi tôm biển năm 2013 được đánh giá còn gặp nhiều khó khăn và thách thức:
Trước khi cho nước vào ao nuôi tôm phải diệt tạp , sát trùng nước trong ao lắng bằng Chlorine với liều lượng 30 – 35ppm ( 30-35kg/1000m) và tuyệt đối không sử dụng thuốc có nguồn gốc thuốc bảo vệ thực vật.
Khi chọn giống tôm phải đến những cơ sở sản xuất khinh doanh có uy tín , địa chỉ rõ ràng , đến khi bắt tôm giống phải xem kết quả Giấy chứng nhận kiểm dịch của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản như : xét nghiệm bệnh đốm trắng (WSSV) , bệnh Taura (TSV) . Ngoài ra nên xét nghiệm thêm bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan tạo biểu mô dưới vỏ ( IHHNV);
Thả tôm giống có kích thước lớn đối với tôm chân trắng: từ Postlarvae 12 trở lên , tôm sú: Postlarvae 15 trở lên; mật độ thả nuôi đối với tôm sú: 15-25 con/m; tôm chân trắng: 40-50 con/m.
Nên nhớ kiểm tra tốc độ tăng trưởng của tôm (từ 7-10 ngày/lần) để có sự điều chỉnh kịp thời đặc biệt là điều chỉnh thức ăn.
Hàng ngày phải kiểm tra, quan sát biểu hiện sức khỏe tôm nuôi qua sàn ăn, tình trạng gan, ruột tôm, độ lớn của ruột và tình trạng thức ăn và phân trong ruột. Nếu phát hiện bất thường cần phải xử lý sớm và kịp thời.
Ngoài ra cần bổ sung khoáng chất định kỳ tùy theo chu kỳ lột xác của tôm và mức độ tích lũy chất hữu cơ trong môi trường nuôi.
Cần quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi như: pH (kiểm tra ngày 2 lần , vào lúc 6 giờ sáng và 14 giờ chiều); độ kiềm (định kỳ 7-10ngày kiểm tra lần); NH3, ôxy hòa tan, mật độ tảo (định kỳ 3 ngày kiểm tra lần) đặc biệt là mật độ tảo ( màu nước) cần giữ ổn định trong suốt thời gian nuôi tránh hiện tượng tảo bị nở hoa và cần duy trì hàm lượng Oxy hào tan trên 4ppm.
Phải chú ý sử dụng chế phẩm vi sinh, sử dụng đúng cách và chọn sản phẩm có uy tín và chất lượng; bố trí quạt quạt nước hợp lý ở mức 15-20 cách quạt/100m
Phải thực hiện ngay biện pháp cách ly khi thấy tôm có dấu hiệu nhiễm bệnh hoặc chết bất thường , không nên xả thải ra bên ngoài mà phải báo ngay cho Ban quản lý vùng nuôi.