Khuyến cáo chỉ thả tôm giống biển ở những vùng có độ mặn trên 6 phần ngàn

Qua kết quả khảo sát thực tế, dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương và kết quả quan trắc môi trường của Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo việc thả giống tôm biển.

Bến Tre: Khuyến cáo chỉ thả tôm giống biển ở những vùng có độ mặn trên 6 phần ngàn
Khuyến cáo thả giống tôm biển các tháng cuối năm 2017. Ảnh: Internet

Theo đó, các vùng nuôi có độ mặn thấp nên chuyển sang nuôi các đối tượng thủy sản nước ngọt hoặc cải tạo cho ao nghỉ đến khi nước mặn sẽ triển khai vụ nuôi 2018; chỉ thả tôm giống biển nuôi ở những vùng có độ mặn trên 6%o (huyện Bình Đại gồm các xã: Bình Thắng, Thừa Đức, Thạnh Phước và Thới Thuận; huyện Ba Tri: Bảo Thuận, Bảo Thạnh, An Thủy và Tân Thủy; huyện Thạnh Phú: Thạnh Hải, Thạnh Phong và Giao Thạnh).

Ao nuôi phải cải tạo tốt, sát trùng trước khi thả tôm giống nuôi và cấp nước bằng chlorine với liều lượng 30kg/1.000m2 (sản phẩm thương mại có chứa 70% chlorine), nhằm hạn chế sự xâm nhập của các vật chủ trung gian mang mầm bệnh; kiểm tra lưới rào, hạn chế người, động vật vào khu vật nuôi. Hộ nuôi thường xuyên bón vôi CaCO3 quanh bờ ao trước khi trời mưa; sau khi mưa nhiều phải kiểm tra các yếu tố môi trường (pH, kiềm, oxy…) để điều chỉnh kịp thời, có thể tháo bỏ lớp tầng mặt khi mưa lớn. Quản lý chặt chẽ lượng thức ăn hàng ngày, cần bổ sung thêm vitamin C, khoáng chất để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi. Khi nhiệt độ thấp dưới 26oC hay trên 30oC giảm cho tôm ăn và mở quạt nước thường xuyên. Mực nước ao nuôi duy trì từ 1,2 - 1,5m. Kiểm tra sức khỏe tôm hàng ngày như: màu sắc tôm, khả năng hoạt động, vỏ tôm, khối gan tụy, ruột… để có các biện pháp kỹ thuật hợp lý.

Người nuôi tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và kết quả quan trắc môi trường khu vực nuôi; theo dõi tình hình dịch bệnh, tổ chức khoanh vùng, xử lý tốt khi dịch bệnh xảy ra, tuyệt đối không xả thải bùn đáy ao và mầm bệnh ra kênh rạch tự nhiên khi chưa xử lý. Thực hiện nghiêm quyết định của UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Đối với trường hợp đã thả nuôi tôm chân trắng trong vùng ngọt thì yêu cầu người dân khi thu hoạch không thả nuôi trở lại và không để phát sinh diện tích nuôi mới.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lưu ý người dân tuyệt đối không được khoan giếng lấy nước mặn để nuôi tôm biển. Người dân không thả tôm biển nuôi liên tục nhiều vụ/năm, cần dành nhiều thời gian để ngưng vụ nuôi hoặc có thể thả các đối tượng nuôi khác như: cá rô phi, cá nâu, tôm càng xanh… để luân vụ và chuẩn bị ao nuôi thật kỹ cho vụ nuôi chính vào đầu năm 2018. Người nuôi thường xuyên truy cập vào trang web: www.sonongnghiep.bentre.gov.vn để theo dõi thông tin và kết quả quan trắc môi trường.

Báo Đồng Khởi
Đăng ngày 22/09/2017
Môi trường

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 10:36 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:36 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 10:36 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:36 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 10:36 16/11/2024
Some text some message..