Khuyến cáo cho nuôi tôm hùm mùa nắng nóng

Hiện nay, thời tiết đang bắt đầu chuyển mùa, bước vào mùa nắng nóng, dịch bệnh trên tôm hùm dễ bùng phát. Để giúp người nuôi chủ động hơn trong khâu chăm sóc, quản lý lồng bè nuôi tôm hùm, cần chú ý một số công tác sau:

Khuyến cáo cho nuôi tôm hùm mùa nắng nóng
Nuôi tôm hùm lồng tại thị xã Sông Cầu - Phú Yên

1. Chủ động theo dõi diễn biến thời tiết, đồng thời thường xuyên theo dõi kết quả quan trắc môi trường của Trung tâm quan trắc môi trường và Bệnh thuỷ sản miền Trung, Trung tâm Giống và Kỹ thuật thuỷ sản tỉnh Phú Yên…để chủ động xử lý tình huống trong quá trình nuôi.

2. Thường xuyên theo dõi theo dõi hoạt động của tôm nuôi, ít nhất 01 lần/ngày để kịp thời phát hiện những hoạt động bất thường của tôm hùm để có những biện pháp xử lý kịp thời, tăng cường bổ sung oxy cho tôm khi tôm có biểu hiện bám lưới, trồi lên mặt lồng bằng các thiết bị tạo oxy như máy thổi khí oxy, bình oxygen...

3. Thức ăn tươi phải được xử lý sạch trước khi cho tôm hùm ăn, trường hợp cần thiết có thể ngâm rửa thức ăn tươi bằng thuốc tím (KMnO4) với liều lượng 3-5mg thuốc tím/lít nước để loại bỏ bớt các mầm bệnh có trong thức ăn tươi.

4. Tăng cường bổ sung vitamin C,vitamin tổng hợp, khoáng chất trộn vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm hùm.

5. Không nuôi với mật độ dày, san thưa mật độ theo tuổi và kích cỡ tôm theo Quyết định số 2383/QĐ-BNN-NTTS ngày 06/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành quy định tạm thời về nuôi tôm hùm, cụ thể như sau: 


6. Không thả thêm giống mới trong giai đoạn thời tiết nắng nóng, tranh thủ thu hoạch khi tôm hùm đã đạt kích cỡ thương phẩm.

7. Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh môi trường như thu gom thức ăn thừa, xác tôm lột vỏ, vỏ ốc, rác thải…..tại khu vực lồng, bè nuôi và khu vực xung quanh.

8. Định kỳ vệ sinh lồng bè nuôi để tăng cường nước lưu thông, tránh tình trạng thiếu oxy cục bộ.

9. Chỉ sử dụng kháng sinh khi đã biết chắc chắn tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn và việc sử dụng kháng sinh phải tuân thủ theo hướng dẫn của cán bộ thú y hoặc của nhà sản xuất. Ngưng sử dụng kháng sinh trước khi xuất bán theo hướng dẫn của cán bộ thú y hoặc nhà sản xuất.

10. Tuyệt đối không sử dụng các loại hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất kinh doanh động vật thuỷ sản ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bao gồm: Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng, Chloramphenicol, Chloroform, Chlorpromazine, Colchicine, Dapsone, Dimetridazole, Metronidazole, Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone), Ronidazole, Green Malachite (Xanh Malachite), Ipronidazole, Các Nitroimidazole khác, Clenbuterol, Diethylstilbestrol (DES), Glycopeptides, Trichlorfon (Dipterex), Gentian Violet (Crystal violet), Trifluralin, Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin, Ciprofloxacin, Nhóm Fluoroquinolones.

Trung tâm Khuyến nông Phú Yên
Đăng ngày 12/07/2018
Võ Thị Thu Hiền
Kỹ thuật

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:03 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 18:38 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 18:38 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 18:38 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 18:38 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 18:38 25/04/2024