Kích thích miễn dịch trên cá chẽm

Nghiên cứu cung cấp thêm thông tin về mối quan hệ giữa chế độ ăn bổ sung rong câu và khả năng miễn dịch ở cá chẽm.

Cá chẽm
Rong câu là lựa chọn để kích thích miễn dịch trên cá chẽm.

Cá chẽm (Latescalcarifer Bloch, 1790) là loài cá có giá trị kinh tế quan trọng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu Á – Thái Bình Dương. Với đặc tính dễ nuôi và thời gian sinh trưởng ngắn và có kích cỡ tương đối lớn, trọng lượng có thể đạt 7 - 8 kg/con, thịt trắng, thơm ngon,  có giá trị kinh tế cao và thị trường tiêu thụ khá ổn định nên loài này được nuôi ở nhiều nước khác nhau trên thế giới như Malaysia, Australia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam… Một số nơi còn áp dụng nuôi cá để giảm ô nhiễm môi trường. 

Ở Việt Nam, quy trình sản xuất giống nhân tạo thành công đầu tiên tại Nha Trang  và có thể cung cấp giống cho thị trường với số lượng lớn và chất lượng con giống tốt. Hiện nay, cá chẽm được nuôi dọc theo bờ biển các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Nam bộ và quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, nuôi thâm canh với mật độ cao, trong chu trình khép kín đã dẫn đến chất lượng nước bị suy giảm, tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát điển hình là bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn, và điển hình là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như photobacteriosis gây ra bởi Photobacterium damselae (Phdp). Vi khuẩn này được biết là gây ra nhiễm trùng máu cấp tính ở giai đoạn ấu trùng hoặc gây xuất huyết lở loét ở giai đoạn cá lớn, tỉ lệ chết cao và gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho người nuôi.

Để giải quyết vấn đề này, biện pháp phòng ngừa bằng cách bổ sung chất kích thích miễn dịch và chống oxy hóa được lựa chọn thay thế cho vắc-xin sẽ giảm thiểu chi phí cho quá trình nuôi. Do đó, rong câu như Gracilaria sp là lựa chọn tối ưu bởi đặc tính chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch của chúng.

Các polysacarit của rong biển đã được chứng minh là có khả năng kích thích miễn dịch không đặc hiệu và ức chế hoạt động của vi khuẩn. Những carbohydrate này cũng điều chỉnh tích cực sức khỏe đường ruột và tăng cường khả năng tiêu hóa của cá. 

Do đó nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định ảnh hưởng của rong đỏ Gracilaria sp.  đến tỷ lệ sống, các thông số miễn dịch và chống oxy hóa của cá chẽm.

Bố trí thí nghiệm 

Cá có trọng lượng ban đầu: 11,95 ± 0,34 g và được bố trí trong tám bể tròn có dung tích 80 L với 30 con mỗi bể. Bốn bể được cho ăn với chế độ ăn kiểm soát và bốn bể với chế độ ăn có bổ sung 5% với Gracilaria sp. Sau thời gian cho ăn 80 ngày này, tất cả cá từ 2 bể sẽ được cảm nhiễm với Phdp.

Rong biển được sấy khô và xử lý nhiệt, sử dụng nước nóng ở 83° C ngâm trong 160 phút. Sau khi lọc, sản phẩm được rửa, khử nước và sấy khô ở 60° C sau đó bảo quản lạnh để dùng cho thí nghiệm.

Kết quả

Tỉ lệ tử vong được quan sát thấy vào ngày đầu tiên ở nhóm đối chứng

Cá chẽm được cho ăn chế độ ăn bổ sung GRA cho thấy khả năng sống sót tốt hơn so với nhóm đối chứng. Ở nghiệm thức đối chứng, cá đã chết trong ngày đầu tiên sau khi tiếp xúc với mầm bệnh trong khi cá ở các nghiệm thức bổ sung GRA phải mất ba ngày sau mới có triệu chứng và chết.

Sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn, kết quả cho thấy tỉ lệ chết ở các nghiệm thức bổ sung dịch chiết rong câu đều thấp hơn so với đối chứng.  Đồng thời, hoạt động của lysozyme tăng lên, cũng như giảm peroxid hóa lipid, cho thấy khả năng chống oxy hóa cao hơn so với cá được cho ăn chế độ ăn kiểm soát. 

Bổ sung GRA vào thức ăn của cá chẽm gây ra sự điều hòa làm giảm các protein sốc nhiệt đáp ứng với gan ( grp-78 , grp-170 ,grp-94 , grp-75 ), đồng thời làm giảm stress oxy hóa ( prdx5 và gpx4 ) trong gan cá.

GRA có trong khẩu phần ăn dẫn đến sự điều hòa tăng các gen liên quan đến phản ứng viêm, đồng thời kích thích tế bào lympho B sản xuất cytokine, gia tăng khả năng thực bào và kích hoạt các tế bào diệt tự nhiên.

Kết thúc thí nghiệm, các nhà nghiên cứu kết luận rằng rong biển Gracilaria sp có tác dụng khử độc và giúp làm giảm vi khuẩn Phdp. Họ cũng kết luận rằng cá trong chế độ ăn bổ sung GRA có khả năng đối phó với căng thẳng khi bị nhiễm trùng khi so sánh với nhóm đối chứng.

Nghiên cứu này cung cấp thêm thông tin về mối quan hệ giữa chế độ ăn và khả năng miễn dịch ở cá chẽm. Bổ sung rong biển Gracilaria sp giúp cải thiện chất lượng thức ăn và gia tăng hàm lượng dinh dưỡng dẫn đến tăng cường chức năng miễn dịch và khả năng chống nhiễm trùng cao hơn. Kết quả cũng cho thấy bổ sung GRA có hiệu quả và khả thi về mặt kinh tế cho người sản xuất.

Theo Megan Howell.

Đăng ngày 17/12/2019
Như Huỳnh lược dịch
Kỹ thuật

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 19:02 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 19:02 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 19:02 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 19:02 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 19:02 20/04/2024