Kích thích tăng trưởng và miễn dịch cá chạch bùn

Nghiên cứu đánh giá tác động của Chitosan đến tăng trưởng và miễn dịch của cá chạch bùn, đồng thời góp phần tận dụng nguồn phụ phẩm tôm góp phần phát triển ngành tôm ở nước ta.

Cá chạch bùn
Cá chạch bùn.

Sự phát triển nhanh của ngành nuôi, chế biến tôm đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao giá trị xuất khẩu tôm của nước ta. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến đã tạo ra khối lượng lớn phụ phẩm. Chitin, Chitosan là sản phẩm được tạo thành từ phụ phẩm được ứng dụng rộng rải trong các lĩnh vực như: thực phẩm, nông nghiệp, đặc biệt là thủy sản.

Chitosan là một polisacarit mạch thẳng, có nguồn gốc tự nhiên, tập trung nhiều trong vỏ các loài thủy sản giáp xác như tôm, cua, mai mực. Nó có khả năng hòa hợp và tự phân hủy sinh học, khả năng kháng khuẩn, kháng nấm cao, tăng cường miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, Chitosan còn được sử dụng như là chất bổ sung vào thức ăn cho động vật thủy sản (chất bao bọc giúp làm chậm quá trình tan trong nước của viên thức ăn, chất mang Vitamin), giúp tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh; kháng vi khuẩn, kiểm soát bệnh, hấp phụ, tạo phức với các ion kim loại trong nước, khả năng keo tụ, làm trong nước, góp phần xử lý môi trường nước nói chung và trong nuôi thủy sản nói riêng.

Cá Chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus – Cantor, 1842) thuộc giống cá Chạch bùn, họ cá Chạch Cobitidae, bộ cá Chép Cypriniformes. Chạch bùn còn gọi là chạch đồng, là một loài cá kinh tế cỡ nhỏ, sống chủ yếu ở lớp bùn trong ao, hồ, ruộng lúa, kênh mương… Ở Việt Nam, cá Chạch bùn phân bố ở vùng đồng bằng, trung du và miền núi các tỉnh phía Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Cá Chạch bùn là loài thủy đặc sản có thịt thơm ngon, hàm lượng đạm cao tới 18,43%, chất béo ít chỉ có 2,69% là động vật thủy sản nhiều đạm ít mỡ, dễ chế biến ra các món ăn hấp dẫn; nên được nhiều người ưu chuộng và được đưa vào các nhà hàng, khách sạn, thị trường tiêu thụ lớn. Loài này nuôi được quanh năm, giá cao, ổn định, là đối tượng con đặc sản đang xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… rất được ưa chuộng. Cá Chạch bùn có nhiều ưu điểm vượt trội, sống ở đáy bùn, thích nghi tốt với môi trường xấu và khả năng thích nghi cao với biến đổi khí hậu. Bởi vậy chạch bùn sớm trở thành một đối tượng nuôi

Nghiên cứu này đã điều tra những ảnh hưởng của chitosan đối với hiệu suất tăng trưởng và khả năng miễn dịch không đặc hiệu của cá chạch bùn (Misgurnus anguillicadatus ).

Nghiên cứu ứng dụng Chitosan vào khẩu phần ăn của cá

Nghiên cứu gồm 4 nghiệm thức với các mức chitosan (0, 1, 5 và 10 g / kg) bổ sung vào khẩu phần ăn của cá chạch bùn (3,13 ± 0,02 g) trong 10 tuần và sau đó cảm nhiễm với vi khuẩn Aeromonas hydrophila. 

Kết quả

Sau 10 tuần bổ sung Chitosan vào khẩu phần ăn của cá chạch bùn thì nghiệm thức bổ sung 5 g/kg thức ăn có tốc độ tăng trưởng cao nhất, kế đến là nghiệm thức 1 g/kg và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng và bổ sung 10g/kg thức ăn. Đồng thời, sử dụng chitosan làm tăng đáng kể tỷ lệ sống, kích thích hệ thống miễn dịch phenoloxidase, superoxide, glutathione peroxidase, lysozyme, acid phosphatase và kiềm phosphatase kháng lại vi khuẩn Aeromonas hydrophila. 

Những kết quả này chỉ ra rằng Chitosan có tác dụng kích thích tăng trưởng và miễn dịch ở cá chạch bùn và do đó có thể được sử dụng như một chất bổ sung vào khẩu phần ăn, góp phần tận dụng nguồn phụ phẩm tôm để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao là yêu cầu đối với sự phát triển ngành thủy sản của Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới.

Theo Jing Chen và Li Chen

Đăng ngày 06/01/2020
NHƯ HUỲNH Lược dịch
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 04:44 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 04:44 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 04:44 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 04:44 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 04:44 17/11/2024
Some text some message..