Kiểm soát rủi ro khi nuôi tôm độ mặn thấp

Các vấn đề thường gặp khi nuôi tôm độ mặn thấp và biện pháp khắc phục.

Tôm thẻ chân trắng
Cần lưu ý nhiều vấn đề khi nuôi tôm độ mặn thấp để có vụ nuôi thành công. Ảnh: Tepbac.

Nuôi tôm độ mặn thấp thường gặp nhiều rủi ro

Tôm thẻ có thể sống trong môi trường có độ mặn từ 0 đến 40‰, tuy nhiên, tôm phát triển tốt trong môi trường có độ mặn từ 10 đến 25‰. Khi nuôi ở độ mặn dưới 10‰, được gọi là môi trường có độ mặn thấp. 

Một số khó khăn chủ yếu trong môi trường được đề cập trong bài viết này bao gồm việc thuần tôm, hạ độ mặn đột ngột, giữa các mức hạ độ mặn chênh lệch cao, trong thời gian ngắn, gây sốc cho tôm postlarvae, ảnh hưởng đến phát triển, tỷ lệ sống. 

Nói đơn giản, khi ương tôm, nuôi tôm độ mặn thấp thì các ion kim loại quan trọng cần cho sự phát triển của tôm như Na+, Mg2+, Ca2+, K+, …có hàm lượng trong nước rất thấp. 

Một vấn đề khác, thường trong nước biển, tỷ lệ Na:K là 28:1, tỷ lệ Mg:Ca là 3,1:1, ở các tỷ lệ trên, đảm bảo sự phát triển các sinh vật sống trong môi trường như tôm thẻ chân trắng phát triển tốt. Tuy nhiên, trong môi trường độ mặn thấp, tỷ lệ trên thay đổi. Điều này, gây ảnh hưởng bất lợi cho tôm nuôi. Thường gặp các vấn đề trong ao như khó lột xác, chậm lớn, mềm vỏ, đốm đen...

tôm mềm vỏ
Mềm vỏ là vấn đề thường gặp trong nuôi tôm độ mặm thấp. ẢNh: Tepbac.

Chênh lệch nhiệt độ là khó khăn tiếp theo, ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình ương, nuôi. Chênh lêch nhiệt độ quá lớn (≥ 30C) gây sốc cho tôm rất lớn, ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống. Hoà tan oxy trong nước (DO) để tôm thẻ chân trắng phát triển tốt ≥ 5 mg/lít. Độ mặn thấp, nhiệt độ tăng cao, hoà tan oxy trong nước giảm dần. Quá trình quang hợp, hô hấp, của tảo trong ao, cũng làm biến động oxy trong ao nuôi. Khi oxy trong nước giảm, sẽ làm giới hạn trao đổi chất của tôm. pH trong môi trường nuôi tôm độ mặn thấp thường biến động liên tục, do mất cân đối giữa độ cứng và độ kềm, thường tổng kiềm (lượng bicarbonate và cacbonat trong nước) vượt quá độ cứng của nước (lượng canxi và magiê trong nước). Sự chênh lệch này gây sốc cho tôm ương, nuôi, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, lột xác và gây ảnh hưởng yếu tố môi trường khác. Mặt khác, khi pH biến động theo chiều tăng cao, kết hợp nhiệt độ môi trường tăng cao, khí độc trong ao như NH3, NO2 cũng tăng theo.

Khắc phục hạn chế khi nuôi tôm độ mặn thấp

Từ những khó khăn trên, chúng tôi khuyến cáo bà con một số biện pháp khắc phục, hạn chế, với mong muốn giảm thiệt hại, rủi ro thấp nhất. Việc hạ độ mặn, bà con nên tiến hành với từng mức hạ ngắn, trong thời gian dài. Từ độ mặn 32‰ trong trại giống, xuống mức hạ sau cùng 0,5‰, trải qua 6 mức hạ: 16; 8; 4; 2; 1; 0,5‰, với mỗi mức hạ tiến hành trong 8 giờ. Đảm bảo mức hạ độ mặn cho mỗi giờ giảm từ 2‰ và lần lượt tiếp theo 1; 0,5; 0,25; 0,125; 0,063 ‰ để tôm đủ thời gian thích ứng từ từ, hạn chế tối đa sốc độ mặn.

Nuôi tôm độ mặn thấp, người nuôi cần chủ động kiểm tra, bổ sung thường xuyên khoáng chất có thành phần Na+, Mg2+, Ca2+, K+…đảm bảo tôm phát triển. Hỗ trợ bón thêm muối hột, hạn chế độc tính NO2 tăng cao.

Ổn định nhiệt độ môi trường nuôi bằng việc xây dựng hệ thống mái che bằng lưới lan, tôn nhựa sáng – tối. Mái che thiết kế mái bằng, đặc biệt mái che hình chóp, hình nón, giúp ổn định nhiệt độ, lưu thông không khí. Nhiệt độ tốt nhất để tôm thẻ chân trắng phát triển trong khoảng 28 – 320C. Ổn định nhiệt độ, tăng cường oxy thông qua quạt nước, sục khí cho ao nuôi, dùng chế phẩm sinh học, hoá chất, khống chế mật độ tảo trong ao. Dùng oxy hạt 2Na2CO3.3H2O2 bón ban đêm, tăng hàm lượng oxy cho ao.

lưới che ao tôm
Cần xây dựng hệ thống mái che để ổn định nhiệt độ cho ao nuôi. Ảnh: Tepbac.

Trong nuôi tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp, độ kiềm tốt nhất ≥ 100 ppm, độ cứng tốt nhất ≥ 150 ppm. Hạn chế biến động pH do sự chênh lệch độ kiềm và độ cứng, điều chỉnh bằng cách thêm thạch cao (calcium sulfate = CaSO4).

Một phương pháp khác giảm nhanh pH cao là ứng dụng phèn nhôm (aluminum sulfate). Đây là một hóa chất an toàn, khá rẻ tiền phản ứng trong nước để tạo thành một axit. Ngoài mục đích giảm pH, phèn cũng kết tủa và giúp loại bỏ tảo bằng cách lắng đọng, do đó làm giảm sinh khối tảo và giảm quang hợp. Phèn cũng có thể giúp giảm pH gián tiếp bằng cách loại bỏ phosphor- một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của thực vật. Liều dùng phèn nhôm 5-10 kg/1.000m3 nước ao. Ổn định pH trong ao nuôi trong khoảng 7,5 – 8,3 theo phương pháp trên, cùng việc ổn định nhiệt độ, nhằm hạn chế khí độc tăng cao, gây hại cho tôm.

Bên cạnh đó, thay nước, dùng zeolite, yucca, chế phẩm sinh học có thành phần Bacillus, Nitrosomonas, Nitrobacteria…giúp hạn chế khí độc trong ao.

Trong nuôi tôm độ mặn thấp, ngoài những khó khăn từ môi trường đã đề cập trên, còn nhiều vấn đề khác ảnh hưởng không nhỏ đến thành công mô hình như dinh dưỡng, dịch bệnh, chăm sóc, quản lý… Để hạn chế thấp nhất rủi ro phát sinh trong quá trình nuôi, chúng tôi hy vọng bà con dành nhiều thời gian tìm hiểu, quan sát mô hình, học hỏi những người nuôi thành công xung quanh, cập nhật kiến thức thực tế được chia sẻ từ các trang kỹ thuật uy tín…Đầu tư mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tốn nhiều chi phí, thời gian, công sức,.. người nuôi cần trang bị kiến thức cần thiết liên quan, cập nhật liên tục kiến thức mới. Từ đó, phát triển mô hình nuôi theo hướng bền vững, ổn định trong quá trình nuôi, cho hiệu quả cao khi kết thúc mô hình.

Đăng ngày 12/09/2022
Lý Vĩnh Phước @ly-vinh-phuoc
Kỹ thuật

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 11:44 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:04 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 09:53 27/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 02:14 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 02:14 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 02:14 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 02:14 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 02:14 29/11/2024
Some text some message..