Kiếm tiền triệu mỗi ngày từ cá ươn kho sẵn

Những con cá chết bốc mùi sau khi được tẩm ướp kỹ lưỡng, rán giòn trong chảo dầu đã chuyển màu đen kịt, đặc sánh... được đưa vào ướp riềng, xả một lần nữa rồi đem kho. Người ăn đang rước hiểm họa bệnh tật vào thân.

Cá chết ươn bốc mùi sau quy trình "phù phép" bằng axit chanh để tẩy mùi, được đưa vào tẩm ướp gia vị.
Cá chết ươn bốc mùi sau quy trình "phù phép" bằng axit chanh để tẩy mùi, được đưa vào tẩm ướp gia vị.

Cá chết “đắt” khách

Đó là khẳng định của những người bán hàng cá tại các chợ trên địa bàn Hà Nội. Theo "bật mí" của họ thì cá chết còn bán nhanh hơn cá tươi. Vì mặt hàng này được rất nhiều quán cơm bình dân, bún cá, hàng bán cá kho sẵn... lựa chọn làm nguyên liệu để cắt giảm chi phí đầu vào.

Chị Hường - chuyên cung cấp cá cho các nhà hàng, quán ăn khu vực Long Biên mách nước: “Kinh tế khó khăn, quán lại mới mở, khách chưa đông, em mua cá sống thì làm gì có lãi. Chị chuyên cung cấp cá cho nhà hàng quán ăn chị biết. Cá đó toàn là cá đã chết, do quá trình vận chuyển cá bị sặc nước, cũng có khi là cá chết từ khi đánh bắt, bọn chị gom hết, mổ sẵn, lọc thịt, chỉ cần ới một tiếng là có cửa hàng đến mua luôn. Cá chết bọn chị bán buôn 15.000-25.000 đồng/kg, em về tẩm ướp gia vị rồi rán qua, sau đó đem kho riềng, gừng, sả là thơm lừng…”

Đang lúc chị Hường “tư vấn” cho PV thì một phụ nữ tất tả chạy lại : “Hàng của chị đâu, nhanh lên về còn làm cho kịp bán. Hôm nay đi ăn cỗ mải buôn nên về muộn”. Hướng ánh mắt về phía người phụ nữ này, chị Hường cho biết thêm: “Chị ta chuyên bán cá kho sẵn cách đây khoảng 100m thôi, ngày nào cũng lấy hàng của chị. Mình làm đồ ăn bán cho lao động bình dân nên nguồn nguyên liệu chỉ cần thế này thôi. Nếu mua cá ngon cũng phải mất 50.000 đồng/kg mà khi bán cũng tính tiền như cá chết, ai biết mà vặn vẹo”.

Phù phép!

Lấy lí do muốn đi quanh chợ rồi sẽ quay lại “bàn bạc” lấy hàng, PV rời hàng cá của chị Hường, đi theo người phụ nữ vừa mua cá chết về để chế biến cá kho sẵn. Vì mọi công đoạn sơ chế cá đều được thực hiện ngay ngoài mái hiên cửa hàng nên không khó để PV có dịp “mục sở thị” quy trình làm món ăn “tốn cơm” này.

Khâu đầu tiên là sơ chế cá. Chị ta cho cá vào xô nước, hòa thêm một chút bột, rồi ngâm khoảng 30 phút. Những chú cá ươn, có màu sắc nhợt nhạt “biến hình” thành cá tươi ngon. Sau đó, cá được ướp trong chậu lớn với đủ thứ gia vị, từ hành, tỏi, tiêu bắc. 15 phút sau, người phụ nữ bắt đầu đổ dầu ăn từ một chiếc can lớn, không nhãn hiệu, không nguồn gốc xuất xứ,… vào cái chảo to, màu đen kịt vì lâu ngày không được lau rửa. Chảo dầu này sẽ được dùng để chiên hết khoảng hơn 10kg. Mặc kệ việc dầu rán đã chuyển sang màu đen kịt vì chiên đi chiên lại.

Sau công đoạn chiên, cá lại được ướp qua riềng, sả, gừng, rồi đổ vào nồi kho.

Sau khi tẩm ướp, cá chết đã "phù phép" được đưa vào rán trên những chảo dầu chiên đi chiên lại.

Sau khi tẩm ướp, cá chết đã "phù phép" được đưa vào rán trên những chảo dầu chiên đi chiên lại.

Chị Mộc, bán rau đối diện cửa hàng cá cho biết: Họ làm cá kho sẵn lãi tiền triệu mỗi ngày. Họ mua cá chết khoảng 20.000 đồng/kg, nhưng sau khi kho họ bán 10.000 đồng/ khúc, hoặc 1 con cá nhỏ và 2-3 miếng thịt ba chỉ. Nếu cá chết có mùi thối quá, người chế biến chỉ cần ngâm với axit chanh, mùi biến mất, rồi họ tẩm ướp gia vị, rán qua, khi kho cho nhiều riềng, sả, phụ gia vào thế là ngon.”

Chính vì vậy, khi lên thành phẩm, khách hàng đều thấy thơm ngon, bắt mắt, không cảm nhận được vị tanh thối của cá.

Nói về sự nguy hại của những món ăn này, PGS.TS Trần Đáng - nguyên Cục trưởng Cục An toàn & Vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) – cho rằng: “Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, trứng, cá, sữa là các chất giàu đạm, rất dễ trở thành môi trường tốt cho các vi sinh vật, nhất là vi khuẩn gây bệnh phát triển. Ăn thức ăn chế biến từ cá chết có thể khiến người ăn bị ngộ độc do vi khuẩn Salmonella, vi khuẩn E.coli gây ra. Khoảng 12-14 giờ sau khi ăn thực phẩm có chứa vi khuẩn, nạn nhân sẽ có các triệu chứng: đau bụng, nôn, tiêu chảy, toàn thân bị lạnh rồi sốt, suy nhược cơ thể. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong”.

Theo VietQ
Đăng ngày 25/04/2013
Chế biến

Ra chợ nên chọn “tôm thẳng” hay “tôm cong”?

Khi đi chợ mua tôm, điều đầu tiên đập vào mắt chính là hình dáng của những con tôm: tôm thẳng hay tôm cong. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng sự khác biệt giữa hai dáng tôm này không chỉ đơn thuần là hình thái, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng.

Tôm thẻ
• 09:41 07/02/2025

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 09:20 18/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 09:20 18/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 09:20 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 09:20 18/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 09:20 18/02/2025
Some text some message..