Kiếm tiền tỷ nhờ nuôi cá chạch lấu và cá cảnh

Bằng vốn kiến thức học hành chính quy trên giảng đường đại học và sự cần cù, kiên trì của nhà nông miệt vườn, anh Trần Thanh Hùng, ngụ ấp Thuận Hưng, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã gây dựng nên mô hình nuôi cá kiểng, cá đặc sản -chạch lấu mang lại giá trị kinh tế cao.

Làm giàu nhờ nuôi cá cảnh và nuôi cá Chạch Lấu và nuôi cá cảnh
Hạc Đĩnh Hồng là 1 trong những giống cá kiểng được anh Trần Thanh Hùng lựa chọn ươm nuôi.

Cầm tấm bằng kỹ sư về quê nuôi cá

Tốt nghiệp khoa thủy sản trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Cần Thơ năm 2009 khi vừa 24 tuổi, anh Hùng làm việc cho một cơ sở nuôi, ươm cá giống tại quận Ô Môn để tích lũy kinh nghiệm và có thời gian theo học đại học liên thông. Năm 2009 sau khi thành nghề và tốt nghiệp đại học, Hùng bắt đầu con đường khởi nghiệp của mình bằng nghề ươm, bán cá kiểng các loại, nhiều nhất là cá chạch lấu (chạch chấu), cá beo, cá Hạc Đĩnh Hồng…Ban đầu chưa có nhiều kinh nghiệm, anh đã không ít lần bị thất bại tưởng chừng như phải bỏ nghề.

Anh Hùng kể thêm: “Mình nghiên cứu nhiều tài liệu, đi học hỏi kinh nghiệm ở các thầy cô, các cơ sở nuôi, bán cá kiểng và đã thành công như hôm nay…”. Trên diện tích xấp xỉ 1.000m2, anh Hùng xây dựng 20 hồ chứa có lót bạt ni lông, mỗi hồ có kích thước ngang 4m, dài 5m để nuôi cá bố mẹ. Cạnh đó anh còn mua cá bột giống từ các địa phương khác về nuôi lớn bán đi khi chúng đã đạt chuẩn về trọng lượng. Hiện nay giá bán cá chạch lấu con có chiều dài trên 10 cm từ 8- 9.000 đồng; cá bột chạch lấu là 350 đồng/con; cá beo, cá Hạc Đĩnh Hồng giống có giá bán từ 10-15.000 đồng/con.

nuôi cá cảnh, nuôi cá chạch lấu, sinh sản nhân tạo cá chạch lấu

Với kiến thức của 1 kỹ sư thủy sản, anh Trần Thanh Hùng đã cho cá chạch lấu sinh sản nhân tạo và ươm nuôi thành công giống cá đặc sản này.

Thị trường tiêu thụ mạnh nhất hiện nay của anh Hùng là Hà Nội, TP HCM,  các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ. Bình quân mỗi năm anh xuất bán trên 1,5 triệu cá giống con các loại, trừ chi phí, anh thu lãi từ 500- 600 triệu đồng. Một con số quá hấp dẫn trên diện tích chưa đến 1000m2 và thu lãi cao hơn rất nhiều lần so với 1 số cây trồng, vật nuôi khác.

Hiện nay, anh đã chuẩn bị xong 5 hầm để bắt đầu bước đi tiếp theo mà theo lời anh sẽ rất chắc ăn, hiệu quả, lãi cao, dễ làm và có thể nhân rộng cho nhiều người cùng làm- Đó là mô hình nuôi cá thịt chạch lấu.

Anh Hùng cho biết : “Cá thịt chạch lấu rất khan hiếm trên thương trường, giá bán rất cao. Mình lại đang có ưu thế ươm giống cá chạch lấu. Phải nghĩ đến chuyện vừa bán cá con lại vừa nuôi chúng lớn để bán cá thịt…”.

Nhà nông điển hình tiên tiến

Anh Phạm Hoàng Lộc, ngụ xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang cho biết: “ Cách làm của anh Hùng rất mới, táo bạo, quyết đoán, chắc ăn nên đã thành công, chúng tôi đang học tập và làm theo mô hình nầy”.

Nếu như trước đây, anh Hùng luôn năng nổ trong công tác đoàn, thì nay anh Hùng lại nâng bước cho nhiều nông dân khác tại quê nhà bằng những kinh nghiệm, kiến thức của một kỹ sư thủy sản. Anh đang là Chi hội trưởng nông dân ấp Thuận Hưng. Nhiều người dân tại đây luôn giành cho anh sự trân trọng, tín nhiệm, yêu thương bởi anh luôn cầm tay chỉ việc, truyền đạt sự hiểu biết cho những ai muốn tìm hiểu bất kỳ lúc nào, ở đâu.

Vì vậy không có có ngạc nhiên khi Trần Thanh Hùng đã vinh dự được nhận những phần thưởng cao quý của địa phương và Trung ương. Trần Thanh Hùng phân bua với chúng tôi với sự luyến tiếc : “ Em đã có thư mời tham dự lễ Tuyên dương các điển hình tiên tiến toàn quốc năm 2017 tại Hà Nội nhưng quá bận rộn với công việc nên đành lỗi hẹn”. Đây là lần thứ 2, Hùng được chọn là 1 trong 4 cá nhân tiêu biểu, xuất sắc của tỉnh Hậu Giang trên các lĩnh vực tham dự lễ tuyên dương cấp quốc gia.

Năm 2015, Trần Thanh Hùng đã vinh dự được nhận giải thưởng cao quý Lương Định Của về những thành tích đặc biệt xuất sắc sản xuất, do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM trao tặng.

Anh Hùng thổ lộ: “Được nhận giải thưởng và được tuyên dương, em vừa mừng lại vừa lo. Mừng là đã được xã hội ghi nhận những cống hiến của mình trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. Lo là phải làm sao để giữ vững danh hiệu, phát huy hơn nữa sự năng động, sự sáng tạo để không phụ lòng mọi người…”.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 03/07/2017
Phan Thị Anh Thư
Nông thôn
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Dân vạn chài xuyên đêm săn loại cá ‘nửa sông, nửa biển’

Vào độ cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch, cá mòi lại ngược sông để sinh sản. Cư dân vạn chài các địa phương dọc sông Lam cho biết, năm nay, cá mòi ngược sông ít hơn nhưng bù lại thì béo hơn, to hơn, được giá hơn.

Cá mòi
• 14:21 20/03/2023

Bình Định: Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ vùng khơi đến ven bờ

Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt.

Môi trường biển
• 11:22 02/06/2023

Gặp gỡ nông dân trao đổi kinh nghiệm nuôi cá lồng trên biển

Sáng ngày 30.5, tại hội trường UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp “Nuôi cá lồng trên biển”.

Nuôi cá lồng
• 10:43 01/06/2023

Thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển tại thành phố Quy Nhơn

Sáng ngày 30.5, tại phường Hải Cảng (thành phố Quy Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã tổ chức chương gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người nuôi trồng thủy sản về các giải pháp thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển.

Buổi gặp gỡ
• 10:57 31/05/2023

Bàn về các giải pháp ứng dụng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại Hoài Nhơn

Ngày 23.5, tại phường Tam Quan Nam, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã tổ chức chương trao đổi trực tiếp với người nuôi tôm để xây dựng các giải pháp ứng dụng và nâng cao hiệu quả nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng theo công nghệ Semi-Biofloc.

Hội nghị
• 10:43 25/05/2023

5 loại hải sản tốt nhất cho sức khỏe

Những loại hải sản nào đặc biệt tốt cho sức khỏe, các chuyên gia đã có chỉ dẫn sau.

Thủy hải sản
• 11:14 04/06/2023

Bình Định: Phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương

Bình Định hiện đang là tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác cá ngừ đại dương trên cả nước, nhưng do công nghệ khai khác thô sơ và bảo quản vẫn còn thủ công nên chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu nguyên con hiện nay.

Cá ngừ đại dương
• 11:14 04/06/2023

4 tình trạng bệnh nên tránh xa hải sản

So với thịt, hải sản có nhiều chất đạm và ít chất béo, ăn có vị thơm ngon mà không bị ngấy. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, hải sản tuy tốt nhưng không phải ai cũng hợp ăn hải sản, do đó cần chú ý nhiều hơn.

Thủy hải sản
• 11:14 04/06/2023

Di dời đàn cá tra dầu nặng hàng tạ, lớn nhất miền Tây

Ban quản lý Khu du lịch Can Tho Eco Resort vừa di dời đàn cá tra dầu từ ao nuôi qua hồ cảnh quan. Những con cá tra dầu nặng tới hàng trăm kg gây chú ý và thích thú với nhiều du khách.

Cá tra dầu
• 11:14 04/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 11:14 04/06/2023