Kiên Giang: Cá biển và cá nuôi lồng bè chết hàng loạt

Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, mấy ngày qua đơn vị đã ghi nhận tình trạng cá biển tự nhiên ở vùng biển Kiên Lương và cá nuôi lồng bè ở huyện đảo Kiên Hải bị chết, nghi do sốc môi trường.

Kiên Giang: Cá biển và cá nuôi lồng bè chết hàng loạt
Người dân vớt xác cá biển tự nhiên bị chết trôi dạt vào bờ tại vùng biển Kiên Lương.

Cụ thể, từ ngày 17-18/10, cá nuôi lồng bè của các hộ dân ở xã đảo Hòn Tre (Kiên Hải) bị chết hàng loạt với số lượng lên đến hàng chục tấn. Cá bị chết chủ yếu là cá bớp, trọng lượng từ 2 kg/con trở lên.

Theo thống kê sơ bộ, đã có 16 hộ nuôi cá lồng bè ở khu vực này bị thiệt hại, tỷ lệ cá chết từ 30 - 70%/lồng, với số lượng khoảng 10.000 con. Hiện nay, tình trạng cá chết đã giảm nhiều, ngư dân đang đưa cá vào đất liền tiêu thụ để có thể giảm bớt thiệt hại. Ông Đào Hữu Hiền, Trưởng phòng Kinh tế huyện Kiên Hải cho biết, đơn vị đang thống kê, nắm danh sách và phối hợp Trung tâm Quan trắc môi trường của tỉnh xét nghiệm môi trường nước để tìm nguyên nhân.

Cá nuôi bị chết nhưng ngư dân đành chịu trận chứ không thể di chuyển lồng bè đi nơi khác.

Cùng thời điểm này, tại vùng biển Kiên Lương cũng xuất hiện tình trạng cá biển tự nhiên bị chết rải rác, trôi dạt vào bờ.

Theo ông Quảng Trọng Thao, nguyên nhân rất có thể do môi trường thay đổi đột ngột, làm cá bị sốc và chết. Do thời điểm này đang là mùa lũ, nước từ đồng ruộng vùng Tứ giác Long Xuyên theo các kênh thoát lũ đổ ra biển Tây, làm môi trường bị xáo trộn, độ mặt bị giảm đột ngột. Hàng năm, vào thời điểm này cũng thường xảy ra tình trạng cá nuôi ven biển bị chết.

Hiện Sở Tài nguyên – Môi trường Kiên Giang đã lấy mẫu cá chết, mẫu nước trong khu vực để xét nghiệm, tìm nguyên nhân cụ thể.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 21/10/2019
Đ.T.CHÁNH
Dịch bệnh

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 12:06 22/09/2023

Ký sinh trùng, nấm và những tác hại gây ra trên cá nước ngọt nuôi thâm canh

Các loài cá nước ngọt bản địa như cá rô đồng, cá lóc, sặc rằn, cá tra…được nuôi nhiều tại các tỉnh Miền tây như Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh hay các tỉnh Miền Đông như Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước…

Cá lóc
• 15:28 28/08/2023

Các bệnh thường gặp trên cá chẽm

Cá chẽm (Lates calcarifer), là loài có giá trị kinh tế quan trọng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Úc, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Đài Loan.

Cá chẽm
• 10:30 24/08/2023

Ảnh hưởng của vi bào tử trùng EHP lên tôm thẻ chân trắng

Hiện nay, tình hình nhiễm vi bào tử trùng EHP trên tôm nước lợ ở một số vùng nuôi của tỉnh Kiên Giang đang có chiều hướng gia tăng. Bệnh do vi bào tử trùng EHP không gây chết hàng loạt và có ảnh hưởng rất lớn về kinh tế đối với nghề nuôi tôm vì mức độ phân cỡ và tiêu tốn nhiều thức ăn.

Tôm thẻ
• 12:18 22/08/2023

Triển vọng cho thị trường tôm Việt Nam tại Australia năm 2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc đạt 197,67 triệu USD, giảm 20,16% so với cùng kỳ năm 2022.

Chế biến tôm
• 00:05 01/10/2023

Top 5 loài cá đắt nhất thế giới khiến bạn phải trầm trồ

Cũng giống với thế giới trên cạn, môi trường dưới nước cũng luôn chứa đựng nhiều loài sinh vật cả phong phú lẫn quý hiếm. Dưới đây, Tép Bạc sẽ đề cập đến top 5 loài cá đắt nhất thế giới. Với giá tiền được công khai trên mỗi loài, chắc chắn bạn sẽ trầm trồ.

Cá biển
• 00:05 01/10/2023

Top 10 loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Đại dương bao la ẩn chứa hàng ngàn sinh vật đa dạng, độc đáo về màu sắc, kích thước khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 10 loài cá nguy hiểm nhất trên hành tinh. Hãy cùng tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm hình dáng và tính chất của những chú cá này nhé.

Cá biển
• 00:05 01/10/2023

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 00:05 01/10/2023

Sự hình thành khí độc NO2, NH3 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Khí độc NH3, NO2 hình thành từ các nguồn khác nhau có trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng như chất lơ lửng, phù sa lắng tụ, xác tảo chết, thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột, xác tôm chết, bùn đáy ao tồn lưu do sên vét vụ nuôi trước không triệt để.

Nưới ao tôm
• 00:05 01/10/2023