Kiên Giang: Cá mú trân trâu, cá mú sao, cá bớp tăng giá gấp đôi

Hiện ở đảo Nam Du (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) giá cá mú trân châu được bán ra tại bè với giá 300.000-350.000 đồng/kg, cá bớp giá 220.000-250.000 đồng/kg, mú sao giá 500.000-550.000 đồng/kg, mú sao thiên nhiên 750.000-800.000 đồng/kg.

Cá mú trân châu
Cá nuôi lồng bè đa số là cá đặc sản, được thị trường tiêu thụ mạnh, trong khi sản lượng cá ít đã đẩy giá cá tăng cao. Ảnh: Hải sản tươi sạch

Giá cá lồng bè ở Kiên Giang tăng vọt, cộng với việc điều trị bệnh trên cá hiệu quả giúp nhiều hộ nông dân nuôi cá lồng bè trên biển của Kiên Giang vô cùng phấn khởi.

Lợi nhuận tăng

Hiện giá cá mú trân châu được bán ra tại bè với giá 300.000-350.000 đồng/kg, cá bớp giá 220.000-250.000 đồng/kg, mú sao giá 500.000-550.000 đồng/kg, mú sao thiên nhiên 750.000-800.000 đồng/kg.

So với cùng thời điểm năm 2022, mức giá cá lồng bè các loại cao gần gấp đôi giúp người nuôi tăng lợi nhuận, kịp khôi phục sản xuất sau thời gian dài chịu tác động dịch COVID-19.

"Suốt hai năm dịch bệnh, giá cá lao dốc chạm đáy chỉ còn hơn 100.000 đồng/kg nhưng cũng không dễ bán, phải nhờ Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang giải cứu. Giờ cá tăng giá lại, bà con nuôi cá lồng bè ở đây ai cũng mừng ra mặt vì lợi nhuận tăng từ 40-50% so cùng kỳ năm ngoái", bà Trần Thị Tươi, một hộ nuôi cá lồng bè tại xã Hòn Nghệ, huyện Kiên Lương nói. 

Với 15 lồng bè nuôi cá mú trân châu và cá bớp, bình quân mỗi năm bà Tươi có lợi nhuận hơn 400 triệu đồng. 

Gia đình bà từng là chủ của 6 cặp ghe cào, những năm ngư trường Việt Nam còn dồi dào tôm cá, gia đình bà mỗi năm thu về ngót nghét hàng chục tỉ đồng. 

Tuy nhiên, đó chỉ là chuyện của 10 năm trước. Từ năm 2013, nhận thấy nghề đánh bắt không còn thịnh như trước, việc khai thác đánh bắt ngày càng chật vật do ngư trường cạn kiệt, gia đình bà Tươi bán hết số ghe cào, chuyển sang đầu tư nuôi cá lồng bè trên biển.

Về thăm xã Nam Du, huyện Kiên Hải (Kiên Giang) những ngày này, không khó bắt gặp hình ảnh mua bán cá tươi tấp nập trên các bè nuôi cá. 

Tiếng cười nói của các chủ bè, tiếng mặc cả dí dỏm của các chủ ghe thu mua khiến không khí trên các bè thêm phần nhộn nhịp. Xã có 91 hộ nuôi 454 lồng bè, chủ yếu nuôi cá bớp, cá mú sao, cá mú thiên nhiên, sản lượng xuất bán năm 2022 đạt 770 tấn.

Phân loại cáNgười dân xã Nam Du, huyện Kiên Hải (tỉnh Kiên Giang) phân loại cá lồng bè nuôi trên biển

Chỉ tính riêng Hợp tác xã nông dân Thanh Hoa, của xã Nam Du đã có 11 hộ nuôi với số lượng 82 lồng bè nuôi các loại cá như cá mú trân châu, mú thiên nhiên, cá bớp… 

Bình quân mỗi năm, hợp tác xã này cung ứng cho thị trường với tổng sản lượng hơn 70 tấn cá thương phẩm. Bà Trần Thị Hội, Giám đốc Hợp tác xã nông dân Thanh Hoa, cho biết: "Nhà tôi có 16 lồng nuôi cá bớp, cá mú chuột và mú sao. 

Năm nay thời tiết thuận lợi nên cá mau lớn. Tôi nuôi nhiều loại, nhiều thời điểm khác nhau để tránh ùn hàng dội chợ. Hiện cá các loại đạt trọng lượng từ 200-800gram/con. Dự kiến xuất bán thêm đợt nữa tôi thu về lợi nhuận hơn 400 triệu đồng/năm".

Theo ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, năm 2022, toàn tỉnh có khoảng 3.898 lồng bè nuôi cá trên biển, sản lượng ước đạt gần 3.400 tấn. Ngư trường đánh bắt ở vùng biển Kiên Giang sụt giảm sản lượng nên ngư dân dần chuyển sang nghề nuôi cá lồng bè trên biển và có thu nhập khá. Cá nuôi lồng bè đa số là cá đặc sản, được thị trường tiêu thụ mạnh, trong khi sản lượng cá ít đã đẩy giá cá tăng cao.

Giảm nỗi lo cá bệnh

Theo phản ánh của các hộ nuôi cá lồng bè tại hai huyện Kiên Hải, Kiên Lương, một trong những nguyên nhân khiến sản lượng nuôi trồng cá lồng bè giảm là do cá gặp dịch bệnh. Bên cạnh yếu tố khách quan, một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là người dân bố trí bè nuôi ở khu vực gần khu neo đậu tàu tránh trú bão, chất lượng nguồn nước không đảm bảo khiến cá dễ mắc bệnh và chết.

Đối với các trường hợp cá bị nhiễm giun sán và ký sinh trùng, sau khi được xổ và xử lý, da cá bắt đầu bóng, bắt mồi nhanh, cá ăn tăng lượng mồi", ông Lâm Quốc Toàn cho biết.

Các chuyên gia tham gia nghiên cứu và điều trị bệnh trên cá lồng bè của người dân tại xã đảo Hòn Nghệ và Nam Du đã khẳng định, cá chết do bị bọ bám và hút máu, gây vết thương hở. Từ đó cá bị vi khuẩn nấm tấn công dẫn đến bỏ ăn và chết. 

Nguyên nhân chính là do con giống không đạt chất lượng, môi trường nước bị ô nhiễm do nguồn nước từ các sông trong đất liền đổ ra mang theo nhiều chất thải. Người nuôi chủ yếu sử dụng thức ăn tươi sống và tự chế biến, không đảm bảo chất lượng; việc thả nuôi và chăm sóc của nông hộ chưa đảm bảo đúng quy trình, chưa thực hiện việc tắm cá và xử lý nhiễm bệnh đúng khuyến cáo; mật độ nuôi tại các vùng nuôi chưa đảm bảo dẫn đến môi trường nuôi bị ô nhiễm…

Báo Cần Thơ
Đăng ngày 29/03/2023
An Nam
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 04:24 26/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 04:24 26/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 04:24 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 04:24 26/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 04:24 26/12/2024
Some text some message..