Kiên Giang: Thông tin quan trắc và khuyến cáo nuôi trồng thủy sản tháng 9

Ngày 05/9/2019, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tiến hành quan trắc môi trường đợt 19 năm 2019 tại 20 điểm đầu nguồn cấp nước cho các vùng nuôi tôm nước lợ trọng điểm của 09 huyện, thành phố trong tỉnh và 09 điểm ở 03 vùng nuôi cá lồng bè tập trung của các xã Hòn Nghệ, Tiên Hải, Nam Du. Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước như sau (có Phụ lục chi tiết kèm theo):

Kiên Giang: Thông tin quan trắc và khuyến cáo nuôi trồng thủy sản tháng 9
Quan trắc môi trường nước. Ảnh minh họa: Internet

1. Vùng U Minh Thượng

Nhiệt độ: 27 - 28oC, pH: 6,3 - 7,8, độ mặn: 0 - 5‰, độ trong: 20 - 35 cm, độ kiềm: 17,9 - 89,5 mg/l, oxy hòa tan (DO): 3,5 - 4,5 mg/l, ammonia: 0,003 - 0,03 mg/l, tiêu hao oxy sinh học (BOD5): 3,596 - 5,039 mg/l. Nhiều chỉ tiêu hóa, lý môi trường nước tại các điểm quan trắc vượt ngưỡng giới hạn cho phép và không thích hợp với đời sống của tôm nuôi nước lợ: có 08/10 diểm có độ mặn thấp, 03/10 điểm có độ pH thấp, 06/10 điểm độ kiềm thấp, 10/10 điểm hàm lượng nitrite vượt ngưỡng và 06/10 điểm có hàm lượng phosphate vượt ngưỡng.

2. Vùng Tây sông Hậu

Nhiệt độ: 27oC, độ mặn: 0‰, pH: 7,0; độ trong: 30 cm, độ kiềm: 71,6 mg/l, hàm lượng oxy hòa tan (DO): 3,5 mg/l, nitrite: 0,015 - 0,035 mg/l, ammonia: 0 mg/l, phosphate 0,01 - 0,03 mg/l, tiêu hao oxy sinh học: 3.936 mg/l, phần lớn các yếu tố nói trên đều trong ngưỡng giới hạn cho phép đối với sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Ngoại trừ có 3/3 điểm có độ mặn thấp.

3. Vùng Tứ giác Long Xuyên

Nhiệt độ: 27 - 29oC, độ mặn: 0 - 12‰, pH: 4,5 - 7,5, độ trong: 20 - 45 cm, độ kiềm: 17,9 - 71,6 mg/l, oxy hòa tan (DO): 4,0 - 6,0 mg/l, ammonia: 0 - 0,009 mg/l, nitrite: 0 - 0,25 mg/l, phosphate: 0 - 0,25 mg/l, tiêu hao oxy sinh học (BOD5): 3,265 - 4,643 mg/l. Phần lớn các chỉ tiêu lý hóa tại các điểm quan trắc nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép và thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của tôm nước lợ. Ngoại trừ có 4/7 điểm có độ mặn thấp, 3/7 điểm có độ pH thấp, 6/7 điểm có độ kiềm thấp, 2/7 điểm có hàm lượng nitrite cao vượt ngưỡng và 2/7 điểm có hàm lượng photphat cao vượt ngưỡng. 

4. Vùng nuôi cá lồng bè tập trung của xã Hòn Nghệ - Kiên Lương

Nhiệt độ: 27oC, độ mặn: 26‰, oxy hòa tan (DO): 6,0 mg/l, hàm lượng NH4+: 0 mg/l, hàm lượng nitrite: 0 mg/l, phosphate: 0 mg/l, hầu hết các chỉ tiêu quan trắc nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép và thích hợp cho cá nuôi lồng bè phát triển.

Mật độ vi khuẩn Vibrio.sp dao động từ 230 - 335 cfu/ml, nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép và thích hợp cho cá nuôi lồng bè phát triển (<1.000 CFU/ml).

5. Vùng nuôi cá lồng bè tập trung của xã Tiên Hải - Tp. Hà Tiên

Nhiệt độ: 28oC, độ mặn: 28‰, oxy hòa tan (DO): 6,4 mg/l, hàm lượng NH4+: 0,1 - 0,25 mg/l, nitrite: 0,1 - 0,25 mg/l, phosphate: 0,1 mg/l, phần lớn các chỉ tiêu quan trắc nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép và thích hợp cho cá nuôi lồng bè phát triển.

Mật độ vi khuẩn Vibrio.sp dao động từ 280 - 3.260 cfu/ml, vượt ngưỡng giới hạn cho phép và không thích hợp cho cá nuôi lồng bè phát triển (>1.000 CFU/ml) tại 2/3 điểm quan trắc của vùng, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh trong thời gian tới.

6. Vùng nuôi cá lồng bè tập trung của xã Nam Du - Kiên Hải

Nhiệt độ: 28oC, độ mặn: 29‰, oxy hòa tan (DO): 7,5 mg/l, hàm lượng NH4+: 0 mg/l, hàm lượng nitrite: 0 mg/l, phosphate: 0 mg/l, hầu hết các chỉ tiêu quan trắc nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép và thích hợp cho cá nuôi lồng bè phát triển.

Mật độ vi khuẩn Vibrio.sp dao động từ 925 - 2,045 cfu/ml, vượt ngưỡng giới hạn cho phép và không thích hợp cho cá nuôi lồng bè phát triển (>1.000 CFU/ml) tại 2/3 điểm quan trắc của vùng, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh trong thời gian tới.

7. Nhận định và khuyến cáo chung

* Nhận định:

- Tại thời điểm quan trắc do ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới nên thời tiết có mưa nhiều làm cho độ mặn, độ kiềm, độ pH trên tất cả các điểm quan trắc tồn tại ở mức thấp: độ mặn thấp (15/29 điểm), độ pH thấp (06/20), độ kiềm thấp (12/20 điểm); hàm lượng nitrite cao vượt ngưỡng (15/29 điểm), hàm lượng phosphate cao vượt ngưỡng (08/29 điểm).

- Mật độ Vibrio tổng số tăng nhẹ so với đợt quan trắc trước, vượt ngưỡng giới hạn cho phép đối với đời sống của động vật thủy sinh tại 02 điểm quan trắc: Phà Vĩnh Thắng, Vàm Rạch Tốt (Gò Quao), mật độ giao động từ 1.260 - 1320 CFU/ml.

- Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus hiện diện trong 11/20 kênh cấp nước được quan trắc, mật độ giảm nhẹ so với đợt quan trắc trước, vượt ngưỡng 1.000 CFU/ml tại điểm quan trắc Vàm Rạch Tốt (Gò Quao).

* Giám sát dịch bệnh thụ động:

Từ ngày 27/8 - 06/9/2019 không phát hiện thêm ổ dịch bệnh Đốm trắng, Hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi. Lũy kế từ đầu năm đến nay đã xảy ra 174 ổ dịch bệnh Đốm trắng và Hoại tử gan tụy cấp tính (tại 61 ấp, 30 xã, 9 huyện) với tổng diện tích thiệt hại là 1.779,84 ha (trong đó: WSD 277,44 ha, AHPND 97,053 ha, nguyên nhân khác 1.405,35 ha).

Chi cục đã xuất cấp miễn phí 24.750 kg hóa chất sát trùng Chlorine cho 121 hộ nuôi có tôm bị bệnh để bao vây, tiêu diệt mầm bệnh, hạn chế lây lan.

* Khuyến cáo cho người nuôi thủy sản

(1) Đối với nuôi tôm nước lợ:

Căn cứ Thông báo số 226/TB-SNNPTNT ngày 14/12/2018 của Sở Nông nghiệp và PTNT thông báo lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ năm 2019 thì mùa vụ sản xuất tôm sú - lúa tại các vùng U Minh Thượng và ven sông Cái Lớn thuộc tây sông Hậu (bao gồm các huyện An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận và Gò Quao) đến nay đã hết lịch thời vụ, phải tiến hành thu hoạch tôm dứt điểm.

Trong thời gian tới, thời tiết vẫn tiếp tục diễn ra mưa nhiều làm nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm, độ trong, pH trong ao nuôi tôm giảm thấp, nước ngọt và thiếu khoáng vi lượng làm tôm giảm ăn, mềm vỏ, lột dính, suy giảm sức đề kháng và mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh. Do đó, để thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, các nông hộ nuôi tôm cần lưu ý thực hiện các biện pháp quản lý ao nuôi tổng hợp, đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết thủy văn, quan trắc môi trường, giám sát mầm bệnh để có những biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời. Ngoài ra cần lưu ý thực hiện tốt một số khuyến cáo như sau:

- Xử lý diệt khuẩn nước thật kỹ trước khi đưa vào ao nuôi, cần bố trí ao chứa, lắng để dự trữ nước và chủ động khi cần phải cấp nước bổ sung hay thay nước;

- Rải vôi xung quanh ao, bờ bao trước và sau cơn mưa để duy trì hệ đệm cũng như ổn định pH trong ao. Trong cơn mưa lớn cần tăng cường quạt nước, sục khí ao nuôi để xáo trộn nước hoặc rút bớt nước tầng mặt để tránh hiện tượng phân tầng. Sau cơn mưa cần giảm lượng thức ăn và bổ sung thêm các yếu tố vi lượng, khoáng, vitamin để tăng sức đề kháng cho tôm;

 - Đối với những vùng nuôi có mật độ vi khuẩn Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticus ở trên các kênh cấp nước cao, sau khi lấy nước vào ao chứa, lắng cần xử lý diệt khuẩn thật kỹ bằng các loại hóa chất được phép lưu hành trước khi cấp vào ao nuôi.

- Duy trì: Độ kiềm từ 90 - 130 mg/l đối với tôm sú và 100 - 150 mg/l đối với tôm chân trắng; độ pH thích hợp cho tôm nuôi phát triển là 7,5 - 8,5 và biến thiên pH trong ngày không quá 0,5; hàm lượng nitrite phải <0,05 mg/l.

- Thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của tôm, kiểm tra các yếu tố môi trường để kịp thời điều chỉnh nếu cần và khi phát hiện tôm nuôi bị bệnh hoặc biểu hiện bất thường nên báo ngay cho cán bộ thú y địa phương, các hộ nuôi xung quanh, tuyệt đối không được xả nước, tôm của ao nuôi bị bệnh ra ngoài môi trường nếu chưa qua xử lý để tránh lây lan trên diện rộng.

(2) Đối với các hộ nuôi cá lồng bè:

Một số biện pháp để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh và hạn chế thiệt hại cho cá nuôi:

- Các địa phương có quy hoạch nuôi cá lồng bè ven biển, đảo cần thực hiện đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Hướng dẫn người nuôi phải tăng cường giám sát chất lượng nguồn nước, tình hình dịch bệnh, thường xuyên theo dõi sức khỏe của cá, phân công người trực canh bè để kịp thời phát hiện các hiện tượng bất thường và đưa ra giải pháp ứng phó thích hợp nhằm hạn chế thiệt hại.

- Ở những vùng nuôi có mật độ vi khuẩn Vibrio.sp cao vượt ngưỡng, người nuôi nên treo túi thuốc tím (KMnO4) ở đầu dòng chảy vào bè nuôi để giảm mật độ vi khuẩn.

- Định kỳ 7 - 10 ngày tiến hành vệ sinh lưới lồng để loại bỏ rác, chất bẩn, các loại sinh vật bám trên lưới nhằm tăng khả năng lưu thông của nước và loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh, bổ sung thêm vitamin C, khoáng vi lượng vào thức ăn cho cá ăn để nâng cao sức đề kháng, chống sốc.

- Định kỳ tắm cá bằng nước ngọt trong thời gian 30 phút hoặc tắm bằng nước ngọt có pha formol nồng độ 200ppm có sục khí liên tục trong thời gian tắm để loại bỏ vi khuẩn, kí sinh trùng, đỉa, rận bám trên cơ thể gây bệnh cho cá.

- Thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt để đưa về nơi xử lý, không nên vứt bừa bãi xung quanh khu vực nuôi làm ô nhiễm môi trường vùng nuôi và tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, kí sinh trùng phát triển gây bệnh cho cá;

- Khi có cá chết phải áp dụng các biện pháp nhằm tránh làm ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh như sau: thu gom cá chết mang lên bờ tiêu hủy bằng vôi bột, hóa chất, hoặc nấu chín, chôn lấp cẩn thận; tách riêng cá bệnh về khu vực nuôi riêng, cuối nguồn nước, áp dụng biện pháp điều trị phù hợp;

* Lưu ý: những ngày tới nước lớn sẽ kéo dài từ ngày 06/9/2019 đến ngày 11/9/2019, mực nước cao nhất là 1,1 m, xuất hiện từ 07 giờ 30 phút đến 15 giờ 00 phút tùy theo ngày và từng vùng nuôi. Người nuôi tôm có thể chủ động lấy nước vào ao lắng, xử lý trước khi cấp nước mới vào ao nuôi tôm.

Trên đây là kết quả quan trắc môi trường đợt 19 - 2019, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đề nghị các đơn vị liên quan có biện pháp phù hợp hỗ trợ thông báo, thông tin rộng đến các hộ nuôi tôm biết để có biện pháp xử lý thích hợp, chủ động trong sản xuất.

Cần trao đổi thêm thông tin liên hệ Phòng Quản lý dịch bệnh - Chi cục Chăn nuôi và Thú y, điện thoại 0297.800.115.

SNNPTNT Kiên Giang
Đăng ngày 09/09/2019
Chi cục CNTY
Môi trường

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 15:54 18/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 15:54 18/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 15:54 18/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 15:54 18/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 15:54 18/01/2025
Some text some message..