Kiến nghị đưa giá thức ăn, thuốc trị tôm vào lĩnh vực kinh doanh có điều kiện

Trước tình trạng nhiều đại lý ở miền Tây bán thức ăn, thuốc điều trị tôm một cách vô tội vạ, ngành nông nghiệp Sóc Trăng sẽ kiến nghị đưa những mặt hàng này vào nhóm ngành kinh doanh có điều kiện.

Ao tôm
Chi phí đầu vào nuôi tôm tăng mạnh khiến người nuôi lao đao - Ảnh: KHẮC TÂM

Ngày 11-7, ông Huỳnh Ngọc Nhã - giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng - cho biết sẽ kiến nghị các bộ, ngành chức năng sớm đưa mặt hàng thức ăn tôm, thuốc thú y thủy sản dành cho nuôi tôm vào nhóm hàng hóa kinh doanh có điều kiện.

"Vừa qua, nhiều đại lý bán thức ăn và thuốc điều trị tôm với giá cao hơn nhiều so với giá nhà sản xuất công bố, khiến chi phí nuôi tôm đội giá, người nuôi không có lời. Do vậy cần đưa nhóm hàng này vào ngành kinh doanh có điều kiện, buộc niêm yết giá công khai, có kiểm tra kiểm soát nhằm bảo vệ người nuôi tôm", ông Nhã kiến nghị.

Ông Trần Văn Nghiệp - một hộ nuôi tôm ở xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng - cho biết chưa bao giờ giá tôm nguyên liệu lại giảm mạnh như năm nay. Từ đầu năm đến nay, tùy cỡ, so với cùng kỳ 2022 giá tôm giảm từ 30.000 - 80.000 đồng/kg. Theo ông Nghiệp, nếu chi phí đầu vào không tăng đột biến, người nuôi tôm cũng không đến nỗi lao đao như hiện nay.

"Đại lý bán 1kg thức ăn tôm trả sau mắc hơn 10.000 - 14.000 đồng so với trả tiền mặt. Chai thuốc trị bệnh tôm, nhà sản xuất ghi có 100.000 đồng nhưng đại lý bán tới 200.000 đồng, có nơi bán 250.000 đồng. Đâu phải người nuôi tôm nào cũng đủ vốn, có tiền mặt mua hàng. Mạnh ai nấy bán với giá cắt cổ, không ai kiểm soát quản lý, người nuôi tôm hứng đủ", ông Nghiệp thở dài.

Miền Tây là vùng trọng điểm nuôi và xuất khẩu tôm của cả nước với các tỉnh như Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang… Riêng hai tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau, mỗi năm đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỉ USD.

Tuổi Trẻ
Đăng ngày 11/07/2023
Khắc Tâm
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 17:05 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 17:05 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 17:05 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:05 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 17:05 26/12/2024
Some text some message..