Kiên quyết xử lý tình trạng khai thác thủy sản trái phép trên vịnh Nha Trang

Tuy lệnh nghiêm cấm các hình thức xả thải, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản tại vùng vịnh Nha Trang đã được ban hành cách đây 2 năm, nhưng cho đến nay, hình thức thả bẫy nhử tôm hùm trái phép vẫn còn tồn tại khá phổ biến. Việc kiên quyết xử lý tình trạng này đã được UBND TP. Nha Trang đưa vào kế hoạch hàng năm. Tuy nhiên, vốn ít, thu nhập ổn định đang biến nghề bẫy nhử tôm hùm trên vịnh Nha Trang thành lựa chọn hàng đầu cho không ít hộ ngư dân.

bẫy nhử tôm hùm
Bẫy nhử tôm hùm trái phép trên Vịnh Nha Trang vẫn còn khá phổ biến (Ảnh: Đ.L)

Vịnh Nha Trang, với diện tích trên 500 km2 có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới và nhiều danh lam thắng cảnh phục vụ cho du lịch và vui chơi giải trí trên biển. Một trong những vịnh đẹp được thế giới công nhận này được quy hoạch dành riêng để phục vụ du lịch biển và các dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao trên biển. Chính vì vậy, mọi hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên Vịnh Nha Trang đều bị nghiêm cấm.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, không quá khó để phát hiện ra “hệ thống” bẫy nhử tôm hùm giăng kín, trải đều từ vùng biển thuộc phường Vĩnh Trường cho đến xã Vĩnh Lương và các đảo thuộc phường Vĩnh Nguyên. Hình thức phổ biến nhất là các cục san hô chết được đục lỗ, ghép thành từng khối, dùng dây treo lơ lửng giữa biển thông qua hệ thống phao. Mỗi con tôm hùm con dính bẫy mang về cho ngư dân hàng trăm ngàn đồng. Ngày may mắn có thể kiếm hàng triệu đồng từ việc bẫy nhử tôm hùm con.

Dù vậy, hoạt động bẫy nhử tôm hùn lại đi ngược với chủ trương chỉ phục vụ du lịch của Vịnh Nha Trang. Hệ thống bẫy nhử không chỉ ảnh hưởng đến tính bền vững của nguồn lợi thủy sản, mà còn gây mất cảnh quan, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường trong khu vực Vịnh Nha Trang và gây cản trở đến các hoạt động của tàu bè, ca nô phục vụ du lịch.

Trước thực trạng đó, UBND TP. Nha Trang hàng năm đều dành một khoảng thời gian, lực lượng và kinh phí không nhỏ nhằm dẹp bỏ tình trạng này. Mới đây, tổ công tác liên ngành được UBND TP. Nha Trang thành lập với nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực thủy sản được thành lập, trong đó tập trung truy quét và xử lý các trường hợp thả bẫy nhử tôm hùm trên Vịnh Nha Trang.

Cái khó của quá trình xử lý, theo một thành viên trong tổ liên ngành đó là giải quyết dứt điểm. Bởi cũng giống như hình thức lấn chiếm lòng lề đường, mỗi khi các lực lượng ra quân truy quét, hoạt động bẫy nhử tôm hùm trên Vịnh Nha Trang có lắng xuống. Nhưng sau đó lại “đâu vào đấy”. Nhất là khi các hình thức đánh bắt xa bờ gặp nhiều khó khăn, hoạt động nuôi trồng điêu đứng vì dịch bệnh, không ít ngư dân đã chuyển sang nghề bẫy nhử tôm hùm. Đây là nghề không cần quá nhiều vốn, chỉ với 10 đến 20 triệu đồng là đã có thể hành nghề. Mà lại mang về lợi nhuận đáng kể, nhất là vào mùa tôm hùm sinh sản, tôm hùm con dồi dào.

Theo kế hoạch, tổ công tác liên ngành TP. Nha Trang gồm 21 người từ các thành viên như: ban quản lý vịnh Nha Trang, công an, thanh niên xung kích, quản lý đô thị, tài nguyên môi trường, đồn biên phòng, UBND các xã phường… sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý các hình thức đánh bắt, nuôi trồng hải sản trên Vịnh Nha Trang, trong đó tập trung xử lý các trường hợp thả bẫy nhử tôm hùm. Từ nay cho đến hết tháng 8-2013, Tổ công tác liên ngành sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất mỗi tháng 4 lần từ vùng biển núi Hòn Ông (Phước Đồng) cho đến Vịnh Bình Cang, Đầm Nha Phu (Vĩnh Lương), phạm vi từ bờ biển ra 3km, các khu vực vùng nước các đảo thuộc phường Vĩnh Nguyên. Sau đợt cao điểm, Tổ công tác liên ngành tiếp tục duy trì kiểm tra 2 lần mỗi tháng cho đến hết năm 2013.

Được biết, song song với quá trình kiểm tra xử lý, các cơ quan chức năng TP. Nha Trang cũng tập trung tuyên truyền cho các ngư dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và có các hình thức hỗ trợ dành cho các hộ dân chủ động chuyển đổi ngành nghề.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 01/05/2013
C.Đ
Đánh bắt

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Kiên quyết xử lý dứt điểm tàu cá "3 không" tại Việt Nam

Việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản luôn là một chủ đề quan trọng đối với Việt Nam - quốc gia có đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên biển phong phú.

Tàu cá
• 10:11 23/09/2024

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 tăng 614 tấn (tăng 2,2%) so cùng kỳ năm 2023

Theo Cục Thống kê Bình Định, tổng sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 ước đạt 28.738,6 tấn, tăng 2,2% (tăng 614 tấn) so với cùng kỳ. Tính tổng cộng 8 tháng năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 201.433,1 tấn, tăng 2,7% (tăng 5.366,8 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu thuyền
• 10:36 09/09/2024

Nuôi cá chạch lấu mang lại giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Cá chạch lấu
• 06:22 28/10/2024

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 06:22 28/10/2024

Tối ưu việc cho ăn giúp giảm hao hụt thức ăn khi nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của tôm. Ngoài ra, chi phí thức ăn cũng chiếm phần lớn lượng vốn mà người nuôi bỏ ra. Chi phí này ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi.

Cho tôm ăn
• 06:22 28/10/2024

Một số cách hạn chế tiếp xúc điện nguy hiểm ở ao tôm khi có mưa

Trong nuôi tôm, an toàn điện luôn là một yếu tố quan trọng, đặc biệt khi mưa gió xuất hiện, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố về điện. Do các thiết bị điện thường được sử dụng quanh ao tôm như hệ thống sục khí, máy bơm nước hay đèn chiếu sáng, người nuôi cần biết cách hạn chế tối đa rủi ro tiếp xúc với điện.

An toàn điện
• 06:22 28/10/2024

Nuôi nước trước, nuôi tôm sau: Bí quyết giúp tăng hiệu quả trong nuôi tôm

Chuẩn bị và quản lý nguồn nước trước khi thả tôm vào ao là một yếu tố vô cùng quan trọng, thậm chí có thể nói là yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Câu nói “nuôi nước trước, nuôi tôm sau” đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều người nuôi tôm thành công.

Tôm thẻ
• 06:22 28/10/2024
Some text some message..