Kinh doanh cá cảnh 'siêu lãi', nhưng lại quên thị trường nội địa

Trong 63 tỉnh thành, duy nhất TP.HCM mạnh dạn lựa chọn cá cảnh làm ngành kinh tế mũi nhọn trong tái cơ cấu nông nghiệp. Thực trạng sản xuất phát triển đa dạng nhưng manh mún hiện nay, đang đặt ra vấn đề cần cách tiếp cận mới mẻ hơn để thúc đẩy thị trường cả trong và ngoài nước.

Kinh doanh cá cảnh 'siêu lãi', nhưng lại quên thị trường nội địa
Ảnh minh họa: Internet

Cá cảnh có hàng loạt đặc điểm phong phú và phức tạp hơn hẳn các ngành thủy sản khác. Sức cuốn hút của thị trường này đang gây bức xúc cho chính những người trong cuộc khi tính chuyên biệt trong khâu sản xuất chưa đồng bộ.

Khó định nghĩa cơ sở sản xuất

Trên diện tích 300m2 với 15 ao nuôi, trại cá dĩa Phú Khang (quận 12) là một trong những đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn quận.

Chúng tôi phải đi vòng vèo qua mấy con hẻm mới tìm được trại cá. Ông Lê Thiên Phú, chủ trại cá bảo thị trường cá dĩa vẫn rất có tiềm năng. Bản thân ông muốn mở rộng quy mô đầu tư nhưng không đơn giản vì quỹ đất không nhiều, khả năng tài chính lại có hạn.

Nhỏ lẻ, tách biệt hoặc nằm đan cài giữa các khu dân cư là đặc điểm của nhiều hộ nuôi hiện nay. Kể cả trại cá cảnh của các nghệ nhân nổi tiếng như Tống Hữu Châu (quận 12) hay Phạm Điền Trang (huyện Bình Chánh) cũng tương tự. “Tình trạng các hộ với diện tích nhỏ thì nhiều lắm. Người ta nuôi đủ các loại với đủ phương thức, diện tích, quy mô cho tới quy trình sản xuất” - ông Phú kể.

Trong một khảo sát mới đây của Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, trong số 32 loài cá nuôi phổ biến hiện nay, nhiều loài cá có chung quy trình sản xuất hoặc sử dụng chung cơ sở vật chất kỹ thuật. Điều kiện ao bể để chăn nuôi đa dạng từ ao đất, bể xi măng, bể bạt, bể kiếng, lu vại đến chai hũ… với vốn đầu tư ban đầu từ 5 - 800 triệu/trại, quy mô sản xuất cũng có đủ cỡ từ hộ gia đình đến trang trại lớn trên diện tích từ 20.000 -  60.000m2.

Theo TS Vũ Cẩm Lương (khoa Thủy sản, Trường ĐH Nông Lâm) điều kiện sản xuất muôn hình vạn trạng nhưng manh mún gây khó cho công tác quản lý ngành. Thực trạng hiện nay đòi hỏi đưa về một mối để quản lý tốt hơn cho thị trường, nhưng bản thân việc định nghĩa cơ sở sản xuất cá cảnh đã không đơn giản.

Bỏ quên thị trường nội địa

Theo nghệ nhân Tống Hữu Châu, số liệu xuất khẩu cá cảnh qua cửa ngõ TP.HCM ngày càng tăng. Nhưng trong 135 triệu con cá cảnh được sản xuất hàng năm chỉ có 10% xuất khẩu.

“Vậy phần còn lại đi đâu? Trước đây, tôi cũng từng tính sai khi chỉ chăm chăm vào xuất khẩu mà quên thị nội địa còn rất lớn. Không ít doanh nghiệp nước ngoài cũng muốn xin vào để mở điểm bán lẻ, cạnh tranh trực tiếp với mình”- ông Châu nói. Tuy hiện nay đầu ra đã khá hơn nhưng ông Châu cho rằng khâu tổ chức trong nước vẫn chưa rõ ràng, không có đầu mối phối hợp nhịp nhàng, khiến thị trường rối loạn và người nuôi dễ bị ép giá.

Thực tế, thương lái nước ngoài cũng đang gây khó chịu cho không ít cơ sở khi họ đi khảo sát giá khắp nơi. “Vì tính đoàn kết trong thương mại của chúng ta còn lỏng lẻo. Một con cá 10 đồng nhưng có nơi rao 9 đồng, có chỗ lại 11 đồng. Rốt cuộc chính nông dân không được lợi gì khi thương lái đi tìm giá rẻ” - ông Châu kể.

Trong 10% lượng cá xuất khẩu hàng năm, có khoảng 30% số này xuất đi châu Á qua đường chính ngạch. Ngay tại châu Á, mà cụ thể là Singapore, lại thường xuyên nhập thô hoặc nhập các giống cá bản địa của Việt Nam về rồi xuất đi châu Âu, Mỹ với nhãn của họ, và giá trị cũng cao hơn gấp nhiều lần.

TP.HCM có khoảng 280 cửa hàng kinh doanh cá cảnh phân bố ở khắp các quận, huyện; tập trung ở 3 khu vực chính: Đường Lưu Xuân Tín (quận 5), đường Nguyễn Thông (quận 3) và đường Trường Chinh (quận Tân Bình) trước đây. Hầu hết các địa điểm này hình thành do tự phát hoặc kinh doanh kiểu truyền thống.

Đề xuất thành lập một siêu thị hoặc chợ cá cảnh tập trung chuyên kinh doanh nhiều loại cá cảnh và trang thiết bị phục vụ cho người nuôi đã bàn từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thành. “Người ta chú trọng nhiều đến các số liệu xuất khẩu nhưng lại bỏ quên thị trường trong nước đang rất sôi động. Vì thế, công tác xúc tiến thương mại cho lĩnh vực cá cảnh phải tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa” - ông Châu chia sẻ. 

TP.HCM đặt mục tiêu năm 2017 sản xuất cá cảnh đạt 140 – 150 triệu con, tăng 10 - 15% so với năm 2016. Thống kê của Chi cục Thủy sản, 9 tháng đầu năm 2017, tổng diện tích nuôi cá cảnh trên toàn thành phố khoảng 88ha với hơn 290 cơ sở và hộ nuôi.

Trong đó, nuôi cá cảnh trong ao có diện tích hơn 50ha với 60 hộ; nuôi trong bể xi măng có diện tích 25,5ha với 149 hộ; nuôi trong bể kiếng có diện tích gần 1,3 ha với 76 hộ, chủ yếu là cá dĩa.

 

Báo Dân Việt
Đăng ngày 17/11/2017
Nguyên Vỹ
Kinh tế

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 10:45 17/01/2025

So sánh giá tôm thẻ tại các thị trường hiện nay

Thị trường tôm thẻ chân trắng quốc tế thường biến động mạnh mẽ, đặc biệt vào dịp cuối năm và đầu năm mới khi nhu cầu tăng cao tại các thị trường lớn. Bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ so sánh chi tiết giá tôm thẻ tại các khu vực chính như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và Thái Lan.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:21 16/01/2025

Tôm thẻ Việt Nam trên thị trường quốc tế

Tôm thẻ chân trắng đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật nuôi trồng ngày càng cải tiến, và chiến lược phát triển bền vững, tôm thẻ Việt Nam đang từng bước chinh phục thị trường toàn cầu, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các quốc gia nhập khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 09:56 14/01/2025

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 18:17 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 18:17 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 18:17 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 18:17 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 18:17 19/01/2025
Some text some message..