Kinh giới đất kích thích miễn dịch trên cá

Một nghiên cứu mới đây vừa cho thấy thêm chiết xuất từ kinh giới đất vào chế độ ăn của cá hồng đỏ nuôi có thể cải thiện phản ứng chống oxy hóa và hoạt động miễn dịch khi cá đối mặt với thách thức mầm bệnh.

Kinh giới đất kích thích miễn dịch trên cá
Kinh giới đất là một loại cây có tinh dầu thơm được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực dinh dưỡng và y tế.

Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Mexico đã khám phá việc sử dụng cây thuốc Chenopodium ambrosioides L. trong thức ăn của cá hồng nuôi. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Aquaculture.

Chiết xuất thực vật trong nuôi trồng thủy sản

Có sự quan tâm ngày càng tăng trong việc sử dụng cây thuốc hoặc cây có tinh dầu thơm trong nuôi trồng thủy sản để kích thích hệ thống miễn dịch và giúp kiểm soát mầm bệnh. Cây có tinh dầu thơm có thể có khả năng kháng lại các bệnh do vi khuẩn gây ra. Thực vật có chứa các hợp chất như vitamin, flavonoid, carotenoids và phenolic… có liên quan đến khả năng chống oxy hóa và kháng khuẩn của thực vật.

Chenopodium ambrosioides L. có tên tiếng việt là Dầu giun, Cỏ hôi, Kinh giới đất, Rau muối dại. Cây dùng để chữa giun đũa, giun kim, giun móc.  Là một loại cây có tinh dầu thơm được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực dinh dưỡng và y tế.

Nghiên cứu trước đây cho thấy loại cây này có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch bao gồm sửa chữa mô mềm hoặc xương, cùng với các đặc tính chống khối u, giảm đau, chống ung thư và kháng khuẩn.


Phụ gia thực vật có thể tăng cường đáp ứng miễn dịch cá hồng nuôi. Ảnh: GettyImages/atese

Trong một báo cáo gần đây của Rios et al. (2017) trong một thử nghiệm nhiễm trùng huyết, đã đánh giá các chất chiết xuất từ C. ambrosioides để ức chế vi khuẩn, hoạt động thực bào và ngăn ngừa phản ứng viêm. Kết quả cho thấy C. ambrosioides ức chế sự phát triển của vi khuẩn và phục hồi tế bào viêm của bạch cầu trung tính và đại thực bào. Khi kiểm tra thành phần hóa học của cây, các tác giả cho biết họ đã tìm thấy các thành phần hóa học chính bao gồm carvacrol, vitamin E, sucrose, phytol và squalene. Dùng đường uống một số hợp chất đã chứng minh rằng chúng có tác dụng kích thích miễn dịch, cải thiện sức khỏe đường ruột và thúc đẩy sự phát triển của cá.

Tuy nhiên, khả năng kháng bệnh của cá khi bổ sung C. ambrosioides vẫn chưa được biết rõ.

Công dụng cây dầu giun trên cá

Theo dõi nghiên cứu về tiềm năng chống oxy hóa và tác dụng chống viêm của câu dầu giun, mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tác dụng kích thích miễn dịch và khả năng kháng khuẩn trong máu và chất nhầy của cá hồng đỏ Thái Bình Dương (L. peru).

Chiết xuất từ lá cây dầu giun C. ambrosioides đã được kiểm tra về tổng hàm lượng phenolic (TPC), tổng hàm lượng flavonoid (TFC) và một thử nghiệm chống oxy hóa.

Trong nghiên cứu cho ăn, 72 con cá hồng đã nhận được một trong bốn chế độ ăn thử nghiệm trong thời gian bốn tuần, chế độ ăn bao gồm đối chứng (không bổ sung) và chế độ ăn với hàm lượng 0,5%; 1% hoặc 2% cây dầu giun.

Mẫu máu cũng như chất nhầy da được thu thập vào cuối tuần 2 và tuần 4 của thử nghiệm cho ăn. Các mẫu máu được phân tích về nồng độ huyết sắc tố, tổng số bạch cầu, trong khi chất nhầy da được kiểm tra sự hiện diện của các thông số miễn dịch. Chất nhầy da đã được thử nghiệm về hoạt tính diệt khuẩn đối với hai vi khuẩn gây bệnh cơ hội - Vibrio parahaemolyticus Aeromonas hydrophila.

Kết quả

Các nhà nghiên cứu tìm thấy cây dầu giun có hàm lượng polyphenol và khả năng chống oxy hóa cao. Cá được cho ăn chiết xuất thực vật này đã cho thấy hàm lượng huyết sắc tố, hoạt động hô hấp và số lượng bạch cầu tăng.

Cá nhận được chế độ ăn với 1% C. ambrosioides cho thấy tăng hoạt động kháng khuẩn trong chất nhầy và có khả năng chống lại mầm bệnh cơ hội. Trong khi cá bổ sung 1% hoặc 2% cây dầu giun trong chế độ ăn đã tăng hoạt tính enzyme superoxide effutase và catalase (đây là những enzyme chống oxy hóa quan trọng nhất của tế bào). Cá nhận được chất bổ sung cũng cho thấy mức độ ức chế protease, lysozyme và peroxidase cao hơn trong chất nhầy của da.

Một số thông số miễn dịch và chống oxy hóa của máu và da, cũng như hoạt tính diệt khuẩn đối với vi khuẩn gây bệnh là V. parahaemolyticus và A. hydrophila đã được tăng cường mạnh mẽ sau khi dùng chế độ ăn có chứa chiết xuất từ lá C. ambrosioides. Hoạt tính diệt khuẩn đối với A. hydrophila là cao nhất ở cá được nuôi với 1% C. ambrosioides L. so với các chế độ ăn thử nghiệm khác.

Từ nghiên cứu này cho thấy cây dầu giun rất có tiềm năng trong việc kích thích hệ thống miễn dịch và giúp kiểm soát mầm bệnh trong nuôi trồng thủy sản nói chung và trong nuôi cá nói riêng.

Theo M. Maldonado-Garcia, C. Angulo, J. Vazquez-Martinez, V. Sanchez, M. G. Lopez, M. Reyes-Becerril  

Đăng ngày 29/10/2019
VĂN THÁI Lược dịch
Kỹ thuật

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 10:06 02/10/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 10:00 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 09:31 30/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 09:40 27/09/2024

Tảo Thalassiosira trong sản xuất giống tôm

Trong các loại thức ăn bổ sung, sử dụng vi tảo biển Thalassiosira làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng zoea của tôm cua biển được xem là hiệu quả tốt nhất.

Tảo Thalassiosira
• 17:21 02/10/2024

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 17:21 02/10/2024

Cá tra hao hụt giống 95%, nuôi thương phẩm 30 - 50%

Dự án thất thoát thực phẩm trong chuỗi giá trị cá cá tra (do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia và Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế đồng tài trợ) cho kết quả nghiên cứu bước đầu rất đáng quan tâm. Thông tin từ Tiến sỹ Nguyễn Văn Kiền và Kim Alexander của dự án.

Cá tra
• 17:21 02/10/2024

Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
• 17:21 02/10/2024

Khác biệt và cách chăm sóc: Cá cảnh biển và cá cảnh nước ngọt

Nuôi cá cảnh hiện vẫn đang là một thú vui tao nhã, mang lại không chỉ niềm vui mà còn giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, giảm stress. Dù là cá cảnh biển hay nước ngọt, mỗi loại đều có nét đẹp và yêu cầu chăm sóc riêng biệt. Và với nhu cầu nuôi cá cảnh biển và nước ngọt đang ngày càng tăng, người chơi cá cần nắm rõ sự khác biệt giữa hai loại cá này để chăm sóc chúng đúng cách.

cá cảnh
• 17:21 02/10/2024
Some text some message..