Kinh nghiệm của nông dân Thái Lan để quản lý WSSV trên tôm

WSSV (White Spot Syndrome Virus) hay còn gọi là virus đốm trắng, là tác nhân gây ra bệnh đốm trắng ở tôm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi tôm trên toàn cầu. Bài viết cung cấp một số biện pháp hiệu quả mà Thái Lan áp dụng để đối phó với bệnh này.

Kinh nghiệm của nông dân Thái Lan để quản lý WSSV trên tôm
Ảnh minh họa

WSSV tấn công Đài Loan vào năm 1992 và Thái Lan vào năm 1994. Ngày nay, hơn 25 năm sau, nó vẫn tiếp tục là mối đe dọa lớn với tôm nuôi ở Thái Lan và trên toàn thế giới. 

Nông dân Thái Lan có kinh nghiệm đủ để nhận biết dấu hiệu tôm nhiễm bệnh do WSSV. Chúng quen thuộc với tất cả các triệu chứng: không lột xác, lờ đờ, giảm hoặc ngừng ăn đột ngột và hành vi bơi lội bất thường (bơi chậm, bơi hai bên, bơi gần mặt nước và tụ tập quanh bờ ao). Hầu hết nông dân ở Thái Lan đều có bộ dụng cụ xét nghiệm để phát hiện virus đốm trắng giúp họ quyết định cách quản lý bệnh trước khi các đốm trắng xuất hiện trên vỏ đầu ngực của tôm. Bởi vì khi các đốm trắng xuất hiện trên tôm, thường là quá muộn để kiểm soát bệnh và mất mùa thường xảy ra.

Người nuôi tôm gửi các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh đốm trắng đến phòng thí nghiệm của Bộ Thủy sản để chẩn đoán. Một dấu hiệu điển hình là khi cơ thể tôm thẻ chân trắng chuyển sang màu hồng hoặc đỏ, nhưng đôi khi tôm bị bệnh không chuyển sang màu hồng hoặc hiển thị các đốm trắng, và virus vẫn còn tồn tại. Nông dân không chờ kết quả PCR mới hành động vì sau đó có thể là muộn để kiểm soát dịch bệnh.

WSSV là một loại virus DNA sợi kép, có đường kính 80-120nm và chiều dài 250-380nm. So với các mầm bệnh khác, nó có bộ gen lớn, làm việc điều trị khó khăn hơn. Về mặt di truyền, virus gây bệnh đốm trắng trên tôm ở Thái Lan, Trung Quốc và Đài Loan là như nhau, với bản sắc nucleotide là 99,32%.

WSSV lây truyền cả chiều ngang (tiếp xúc với vật mang mầm bệnh, nguồn nước, thức ăn) và chiều dọc (từ tôm bố mẹ sang tôm ấu trùng). Truyền dọc có thể được xử lý thông qua con đường di truyền, nhưng truyền ngang rất khó đối phó ở cấp độ trang trại. 

Đối phó với WSSV ở Thái Lan

Con đường chính lây lan dịch bệnh WSSV trên tôm đến từ tôm bố mẹ, postlarvae và vật mang mầm bệnh, công nhân của trang trại, thiết bị sử dụng trong trang trại, trầm tích và chất thải. Các biện pháp an toàn sinh học có thể dễ dàng trong trại giống, nhưng chúng là thách thức để thực hiện ở cấp độ trang trại. 

Một số biện pháp đảm bảo toàn sinh học tại ao/trại nuôi tôm:

- Tránh các tác nhân có nguy cơ cao (thức ăn tươi sống, nuôi ghép, di chuyển không kiểm soát)

- Thực thi các biện pháp loại trừ tác nhân gây bệnh (sử dụng con giống sạch SPF, xử lý nước, lọc nước, diệt khuẩn).

- Giảm tác nhân gây stress trong ao.

- Ngăn chặn dịch bệnh từ ngoài (hệ thống xử lý nước, lưới bắt chim).

- Thực hành quản lý tốt trang trại (thả giống lớn, dùng men vi sinh, áp dụng biofloc).

Liên quan đến an toàn sinh học cấp độ của trang trại, sử dụng ấu trùng tôm sạch bệnh (SPF) là rất quan trọng nhưng sàng lọc WSSV cũng rất cần thiết. Ở Thái Lan, có tiêu chuẩn bắt buộc đối với nauplii không bệnh cho trang trại có tên là GAP-TAS Tiêu chuẩn nông nghiệp Thái Lan 7432. Đây là tiêu chuẩn bắt buộc đầu tiên cho tất cả các trại giống tôm ở Thái Lan để sản xuất tôm giống. Chứng nhận này là cần thiết để tiến hành với tất cả các hoạt động và được liên kết để sàng lọc mầm bệnh cho tôm giống.

Sàng lọc WSSV trong thức ăn sống của tôm bố mẹ bằng kỹ thuật PCR là rất quan trọng. Một cách khác là sử dụng thức ăn sống từ các trang trại GAP (thực hành nuôi trồng thủy sản tốt). Ở Thái Lan, các trang trại nuôi giun nhiều tơ (polychaet) không có virus đốm trắng. Tuy nhiên các một số trại giống lại thích sử dụng giun nhiều tơ hoang dã làm thức ăn sống cho tôm bố mẹ, điều này gây nguy cơ lây nhiễm WSSV. Do đó để hạn chế dịch bệnh ngành sản xuất giống tôm cần thực hiện xét nghiệm PCR kiểm tra WSSV trong giun nhiều tơ.

Sàng lọc WSSV trong ấu trùng tôm thông qua chẩn đoán và tiếp cận các dịch vụ xét nghiệm tôm giống là rất quan trọng. Do đó ở Thái Lan những dịch vụ này có sẵn và thuận tiện cho tiếp cận của nông dân để kiểm tra chất lượng con giống. Một khía cạnh khác của quản lý ấu trùng tôm thẻ là giảm số lượng virus bằng cách sử dụng kiểm soát nhiệt độ.  Trong bảy ngày trước khi bán postlarvae, trại sản xuất giống nên giữ chúng ở 32°C, điều này làm giảm khả năng tôm giống mang theo virus. Một khuyến nghị khác là nuôi dưỡng tôm postlarvae trong nhà kính trước khi nuôi trong ao. Để tránh dịch bệnh do WSSV, hạn chế nuôi tôm trong mùa lạnh vì chúng kích hoạt virus đốm trắng. 

Khi nghi ngờ có sự bùng phát của dịch bệnh, nông dân sẽ cách ly trang trại và ngăn chặn tất cả người, xe tải và xe hơi ở gần ao bị nhiễm bệnh. Kiểm tra tất cả các cửa vào và cửa ra, đảm bảo không có rò rỉ nguồn nước. Khử trùng nước ao kết hợp với sục khí. Sau khi đảm bảo rằng tất cả tôm đã chết, dừng các thiết bị sục khí, nhưng để chúng trong nước ít nhất bảy ngày cho đến khi tôm có màu đỏ. Đốt hoặc chôn tôm chết và duy trì mực nước trong hai hoặc ba ngày sau đó khử trùng quạt, thiết bị sục khí bằng clo và để khô.

Xem bản tiếng anh trên: AQUA Culture AsiaPacific. Tập 15, Số 3, Trang 8, Tháng 5 / Tháng 6 năm 2019.


Đăng ngày 23/07/2019
NIMDA Lược dịch
Kỹ thuật

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 10:39 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 10:27 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 09:57 28/03/2024

Làm thế nào để hạn chế ốc đinh ao tôm

Ốc đinh hay còn gọi là ốc hút, có kích thước nhỏ bé chỉ từ 1cm đến 2cm. Chúng sở hữu hình dạng xoắn ốc độc đáo và thường sinh sống ở những khu vực nuôi tôm, cạnh tranh thức ăn với tôm. Vậy làm thế nào để hạn chế loài ốc này, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!.

Ốc đinh
• 10:06 27/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 12:13 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 12:13 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:13 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 12:13 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:13 29/03/2024