Kinh nghiệm trong sản xuất giống nhân tạo nhuyễn thể

Động vật thân mềm (ĐVTM) hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao, giàu chất dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Do có nhiều ưu việt hơn một số đối tượng thủy sản khác như dễ nuôi, chi phí thấp, thời gian nuôi ngắn, xác suất rủi ro ít, lợi nhuận cao… nên những năm gần đây việc sản xuất giống và nuôi thương phẩm ĐVTM hai mảnh vỏ rất phát triển.

Kinh nghiệm trong sản xuất giống nhân tạo nhuyễn thể
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số lưu ý cũng như kinh nghiệm trong sản xuất giống nhân tạo ĐVTM hai mảnh vỏ.

Nhất là trong thời điểm hiện nay, khi một số đối tượng thủy sản khác như tôm hùm, TTCT, cá bớp, ốc hương… đang gặp khó khăn do thời tiết, thiên tai, môi trường…

Một số lưu ý cũng như kinh nghiệm trong sản xuất giống nhân tạo ĐVTM hai mảnh vỏ:

Kích thích sinh sản

Có nhiều biện pháp kích thích sinh sản như: Kích thích khô, bằng dòng chảy, kích thích khô kết hợp dòng chảy, bằng giới tính, tiêm trực tiếp Serotonin vào phần cơ, bằng thay đổi pH, bằng sự thay đổi chu kỳ chiếu sáng, bằng Hormone…

Trong đó, phương pháp phơi khô 30 - 40 phút và kết hợp dòng chảy là phổ biến và cho kết quả tương đối tốt. Tuy nhiên, với phương pháp này những đối tượng vỏ mỏng dễ phun nước ra khỏi cơ thể như tu hài, phi, móng tay, điệp... thì  tỷ lệ hao hụt sau khi cho đẻ cao.

Nhằm hạn chế tỷ lệ hao hụt và giữ cho chúng khỏe để tiếp tục nuôi vỗ tái phát dục thì người nuôi có thể sử dụng biện pháp hạ nhiệt độ bằng cách: Chọn giống bố mẹ rửa sạch bằng nước biển đưa vào thau nhựa, cấp nước đầy, hạ nhiệt độ xuống thấp hơn nhiệt độ nước trong bể đẻ 15oC ngâm 60 phút sau đó cho vào bể đẻ, cấp nước tạo dòng chảy nhẹ và sục khí đều.

Mật độ

Với ấu trùng kích cỡ khoảng 50 - 80 µm nên nuôi với mật độ 10 - 12 triệu con/bể (bể có thể tích 5m3).

Quản lý, chăm sóc ấu trùng

Thức ăn của ĐVTM hai mảnh vỏ chủ yếu là các loài tảo đơn bào như Nannochloropsis sp; Chaetoceros sp; Platymonas sp, Isochrysis sp...

Cho ăn: Đối với ĐVTM hai mảnh vỏ việc cho ấu trùng ăn là khâu cực kỳ quan trọng. Dù cho ăn ít hay quá nhiều cũng làm ảnh hưởng đến ấu trùng, có thể dẫn đến chết.

Trong quy trình, các tài liệu hướng dẫn mật độ tảo cho ăn tăng dần từ 3.000 - 15.000 tb/ml giai đoạn đầu. Giai đoạn xuống đáy 250.000 - 300.000 tb/ml... Tuy nhiên, trên thực tế, để dễ áp dụng, người nuôi nên cho ăn 1,5 lít tảo/bể (5 m3) (đối với tảo xanh màu tảo như màu lá chuối và màu trà đối với tảo khuê) trong 3 ngày đầu sau đó tăng lên 2 - 3 lít.

Chế độ thay nước: Hạn chế thay nước trong giai đoạn ấu trùng sống trôi nổi. Tuy nhiên, nếu phát hiện nước có dấu hiệu chuyển màu đục nước gạo thì tiến hành lọc ấu trùng chuyển sang bể khác.

Cho ấu trùng xuống đáy: Khi ấu trùng đến cuối hậu kỳ (đối với tu hài, sò, điệp, móng tay...) nên thử nước mới. Để tránh ấu trùng bị sốc nước nên trộn lẫn 50% nước mới và 50% nước trong bể nuôi ấu trùng, sau đó lọc ấu trùng sang.

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III - TSVN
Đăng ngày 13/12/2017
ThS Trần Trung Thành
Kỹ thuật

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Một số kỹ thuật chọn và thả tôm giống

Trong nuôi tôm việc chọn và thả giống là một kỹ thuật hết sức quan trọng, có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Khi chọn tôm giống, người nuôi cần nắm thông tin về nguồn gốc bố mẹ của con giống, quy trình nuôi và các loại thức ăn đã sử dụng để đảm bảo chúng là những con giống chất lượng, khỏe mạnh, có khả năng sống tốt.

Thả giống
• 10:12 28/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 08:20 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 08:20 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:20 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 08:20 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 08:20 09/11/2024
Some text some message..