Kỳ diệu sinh vật "đông lạnh, đun sôi" không chết

Gấu nước, loài sinh vật tí hon là loài ‘sống dai’ nhất hành tinh bởi có thể tồn tại trong điều kiện đông lạnh, đun sôi hay môi trường không gian đầy khắc nghiệt.

gấu nước
Gấu nước, sinh vật có khả năng sống ngoài không gian.

Trước đây, người ta thường nghe nói đến khả năng sống dai của loài gián, với sức chịu đựng trong môi trường nhiễm xạ của một vụ nổ hạt nhân. Tuy nhiên, loài gấu nước lộ diện nhanh chóng biến kì tích của loài gián trở nên nhỏ bé. Hiện tại, gấu nước đang được mệnh danh là loài bất khả chiến bại nhờ khả năng sống gần như hoàn hảo cùng tuổi thọ lên tới 200 năm.

Loài gấu nước có tên khoa học là Tardigrades, với thân mình phân đốt và có 4 cặp chân. Điều khiến gấu nước nhận được sự chú ý vượt trội là bởi khả năng tồn tại tốt trong những môi trường khắc nghiệt nhất, vốn nằm ngoài sự tưởng tượng của con người.

Biên độ giới hạn chịu nhiệt của gấu nước có thể lên tới hàng trăm độ, giúp nó sống được trong nước sôi hay thậm chí là băng giá. Nó cũng có thể tồn tại ở những nơi có áp lực lớn, bao gồm các rãnh sâu nhất dưới đáy đại dương. Môi trường chân không bên ngoài khí quyển trái đất cũng không giết nổi loài động vật nhỏ bé kì dị này.

Thậm chí, nó còn có thể tồn tại tốt trước bức xạ mặt trời hay bức xạ gamma ở mức cao, gấp hàng trăm lần giới hạn đủ giết chết một người. Ngoài ra, chúng có thể tồn tại trong khoảng thời gian 10 năm mà không cần tới thức ăn, nước uống. Trong khi đó, chỉ với 3% lượng nước thông thường cũng giúp chúng thực hiện tốt việc sinh sản.

Những cá thể gấu nước bình thường chỉ dài 1mm khi phát triển đầy đủ. Thân hình tròn và phân đốt với 8 chân khiến chúng ta liên tưởng gấu nước với các loài sâu. Gấu nước di chuyển hoàn toàn dựa vào 4 cặp chân nằm dưới bụng. Phần đầu mỗi chân gấu nước đều có các móng vuốt siêu nhỏ, đảm bảo cho nó bám chắc trong quá trình di chuyển.

Môi trường sinh sống lí tưởng nhất của loài gấu nước là trong các bụi rêu và địa y, vốn vô cùng nghèo nàn chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, điều đó không làm ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của loài động vật kỳ lạ này.

Trên thực tế, gấu nước được phát hiện từ năm 1773 bởi Johann August Ephraim Goeze. Kể từ năm 1778 tới nay, có tới 500 loài gấu nước khác nhau đã được tìm thấy và ghi nhận. Khi phát hiện ra sinh vật kì lạ, Johann August Ephraim Goeze đã đặt tên nó là Wasserbär, theo tiếng Đức nghĩa là “gấu nước bé nhỏ”. Sở dĩ, nó được đặt như vậy bởi dáng đi của loài vật này khiến người ta liên tưởng tới hình ảnh một con gấu.

Con gấu nước lớn nhất được ghi nhận có chiều dài cơ thể đạt 1,5mm trong khi số khác chỉ đạt mức trung bình 1mm. Những con gấu nước con mới nở chỉ có chiều dài cơ thể tương đương 0,05mm. Gấu nước được phát hiện ở khắp nơi trên thế giới, bao gồm đỉnh Himalaya tới những đáy biển sâu tới 4km hay ở 2 đầu cực của trái đất.

Ngoài các môi trường lý tưởng là địa y và rêu, gấu nước còn có khả năng sống và phát triển hoàn hảo tại các đụn cát, bãi biển, đất, nước ngọt trong các hồ chứa ngầm. Nếu đúng môi trường sống của gấu nước, có thể tìm thấy 25.000 cá thể loài vật này trên mỗi lít. Trong khi đó, để tìm gấu nước trong các mảng rêu hay địa y, chỉ cần ngâm chúng vào trong nước tinh khiết để kéo gấu nước ra ngoài.

Ngoài khả năng tồn tại ở những môi trường mà các loài động vật khác đều phải chào thua, gấu nước còn được đưa lên không gian, nơi chúng được thử sức trong môi trường chân không. Vượt qua thí nghiệm năm 2007, gấu nước chính thức được công nhận là loài sinh vật sống dai nhất hành tinh với khả năng sống trong môi trường không gian.

Kiến thức
Đăng ngày 22/02/2013
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 12:50 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 12:50 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 12:50 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 12:50 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 12:50 17/02/2025
Some text some message..