Kỳ lạ những con đực biết... đẻ trong thế giới động vật

Con đực mang thai sinh con là một hiện tượng hiếm gặp nhưng lại có trong thực tế thế giới động vật. Trong đó một số trường hợp là bẩm sinh, một số khác lại do tác động hóa chất của con người thải ra môi trường sống gây ra biến dị ở loài vật.

ếch Châu Phi

1. Những loài ếch Châu Phi có con đực sinh con do nhiễm thuốc trừ cỏ

Theo một nghiên cứu gần đây, 40 loài ếch châu Phi từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành đều phải sống trong môi trường chứa hóa chất Atrazine, một loại hóa chất được tìm thấy trong nhiều loại thuốc diệt cỏ. Qua nghiên cứu các loài ếch cho thấy, 10% trong số 40 loài ếch này có con đực phát triển thành con cái.

Sau khi bóc tách 2 trong số 4 loài ếch trên, các nhà nghiên cứu phát hiện chúng mang DNA tính đực nhưng lại có buồng trứng. Khi nó giao phối với các con ếch đực khác thì sẽ đẻ trứng và nở ra con đực. Theo phân tích, chính Atrazine đã làm giảm tinh trùng testosterone ở ếch làm cho những con ếch đực có xu hướng giao phối với nhau chứ lại không phải là giao phối với con ếch cái. Rất có thể chính Atrazine là thủ phẩm làm “chuyển giới” ở loài ếch tại Châu Phi.

2. Cá bass đực ở Mỹ thành lưỡng tính do thuốc trừ sâu

cá bass đực

Cũng như những con ếch đực ở Châu Phi bị biến dị do chất Atrazine thì những con cá bass ở Mỹ cũng được chứng minh là bị ảnh hưởng bởi loại thuốc trừ sâu. Năm 2004, các nhà nghiên cứu phát hiện ra cá bass nam đẻ trứng trên sông Potomac. Nguyên nhân được cho là do tác động của các hóa chất do con người và vật nuôi thải ra.

Theo một cuộc khảo sát xung quanh khoảng thời gian này, 42% cá bass đực tại đây có dấu hiệu phát triển lưỡng tính, có cả 2 tinh hoàn và mô buồng trứng, còn 79% số cá bass đực có hành vi giao phối bất thường. Một năm sau, những con cá đực kiểu này cũng đượng tìm thấy ở vùng West Virginia .

Gần đây hơn, các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận thuốc chống trầm cảm và các hợp chất nước thải khác làm gián đoạn các hệ thống nội tiết của cá đực và làm cho chúng trở nên nữ tính và đẻ trứng .

3. Cá ngựa đực có túi ấp trứng và thụ thai

cá ngựa đực

Không giống với hai loài vật trên, cá ngựa đực có khả năng mang thai và sinh sản một cách tự nhiên nhờ những túi chứa chứng. Vào mùa giao phối khi các con cá ngựa đực tranh nhau giành bạn tình nhưng không để thụ thai cho cá cái mà lấy trứng cho vào túi ấp trứng.

Sau đó những quả trứng này sẽ được chính cá ngựa đực dùng tinh trùng của mình thụ thai. Nó sẽ mang thai trong khoảng 3 tuần với cái bụng phình to và khó có thể di chuyển đuổi bắt mồi. Sau ba ngày đau đẻ, trung bình mỗi con cá ngựa đực có thể cho ra đời 200 chú cá ngựa con.

4. Cá chìa vôi đực sinh con

cá chìa vôi đực

Cũng giống với cá ngựa, cá Chìa vôi (Pipefish) đực có thể mang trứng trong một túi bảo vệ trước khi sinh. Nó có một loại gene hỗ trợ các túi bảo vệ này và cho phép cá đực mang thai. Loại gene đó được gọi là patristacin có thể điều chỉnh lượng muối trong bụng cá.

Điều thú vị là, loại gen này còn được tìm thấy trong cả cá ngựa và trong thận cũng như gan của nhiều loài cá xướng sống khác.

5. Cá Rồng biển thân cỏ đực mang thai ở đuôi

cá rồng biển

Khác với cá ngựa, cá Rồng biển thân cỏ trông giống như một cây rong biển nổi mang trứng lấy từ con cá cái rồi ấp ở phần đuôi bằng một ống dài. Nó có thể chăm sóc khoảng 250 trứng mỗi lần. Sau khi vào túi, 9 tuần sau trứng sẽ nở thành con.

Khi đã sẵn sàng sinh con, cá rồng đực sẽ quẫy đuôi bắn những con cá con ra trong khoảng thời gian từ 24-48 giờ. Nhưng chỉ có khoảng 5% cá con có thể tồn tại sau khi sinh và tự sống độc lập ngay từ khi mới sinh ra.

Theo Webecoist.momtastic/Dân Việt, 12/12/2013
Đăng ngày 14/12/2013
Văn Biên
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 15:31 24/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 15:31 24/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 15:31 24/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 15:31 24/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 15:31 24/11/2024
Some text some message..