Kỳ lân biển đang bị "tổn thương" bởi tiếng ồn của tàu thuyền

Tiếng ồn từ tàu thuyền có thể làm gián đoạn hoạt động săn mồi của kỳ lân biển từ khoảng cách 6-7km - theo một nghiên cứu mới.

kỳ lân biển
Kỳ lân biển là một loài động vật có vú sống ở biển, kích cỡ trung bình, thuộc phân bộ Cá voi có răng, sống quanh năm ở vùng Bắc Cực. Ảnh minh họa

Kỳ lân biển, cá heo và cá voi - được gọi chung là bộ cá voi - dựa vào âm thanh phát ra trong hầu hết các hoạt động của chúng, bao gồm cả săn bắt và giao tiếp. Đặc biệt, kỳ lân biển hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng định vị bằng tiếng vang để săn tìm thức ăn - cá, mực và tôm. Chúng sử dụng một chuỗi các âm thanh "tạch tạch" để xác định vị trí của con mồi, càng đến gần con mồi, tiếng "tạch" càng mau hơn. Khi kỳ lân biển tiếp cận gần sát con mồi, tiếng "tạch tạch" mau đến mức nghe như tiếng điện thoại rung.

Các nghiên cứu trước đây cho rằng, trong số bảy loài động vật biển có vú lớn ở Bắc Cực, bao gồm gấu Bắc Cực và cá voi beluga, kỳ lân biển có thể là loài dễ bị tổn thương do hoạt động của tàu thuyền. Nhưng kết luận đó dựa trên một số dữ liệu nhỏ về các vụ va chạm giữa động vật với tàu, và dựa trên quan sát cách các hải trình cản trở quá trình giao phối, di cư và kiếm ăn của các loài khác nhau. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa kiểm tra cách kỳ lân biển phản ứng với tiếng ồn - hoặc các hoạt động khác của con người - trong thế giới thực.

Vì vậy, một nhóm nghiên cứu do nhà sinh thái học Outi Tervo thuộc Viện Tài nguyên Thiên nhiên Greenland đã hợp tác với những người thợ săn Inuit để nghiên cứu một nhóm kỳ lân biển trong vịnh ở Đông Greenland. Các nhà khoa học đã quan sát nhóm kỳ lân biển này hơn 10 năm nên họ hiểu rất rõ các hành vi thông thường của chúng khi không bị tiếng ồn ảnh hưởng.

Nhóm đã bắt được sáu con kỳ lân biển đực. Tiếp theo, họ gắn các thiết bị máy thu GPS và hệ thống giám sát âm thanh lên lưng chúng. Nhờ thiết bị này, họ có thể đo lường sự thay đổi trong hoạt động săn mồi của kỳ lân biển khi gặp tiếng ồn do nhóm nghiên cứu cố tình tạo ra trong nhiều tháng. Đây là khoảng thời gian đủ dài để theo dõi cách các cá thể phản ứng với tiếng ồn mô phỏng tiếng động cơ tàu và các vụ nổ súng hơi dưới nước (các tàu thuyền nổ súng hơi dưới nước ở Bắc Cực nhằm mô phỏng các hoạt động địa chấn để tìm kiếm dầu và khí đốt).

kỳ lân biển
Cùng với cá voi trắng, chúng là hai loài duy nhất còn sinh tồn trong Họ Kỳ lân biển (Monodontidae). Đặc trưng của kỳ lân biển là con đực có một chiếc ngà dài, thẳng, có rãnh xoắn ở hàm trái phía trên của chúng. Ảnh keywordbasket

Ở cách nguồn phát tiếng ồn 12 km, kỳ lân biển "tạch tạch" trung bình chỉ bằng một nửa so với bình thường; và ở 6 đến 7 km, tất cả kỳ lân biển đều ngừng kêu hoàn toàn. Thậm chí kỳ lân biển ở khoảng cách xa hơn cũng bị ảnh hưởng: Ở khoảng cách 40 km so với nguồn phát tiếng ồn, một số cá thể bắt đầu giảm nhẹ tần suất kêu "tạch tạch". Do đó, kỳ lân biển là một trong những loài dễ bị quấy rầy bởi âm thanh của con người nhất, nhóm nghiên cứu viết trên tạp chí Biology Letters.

Phát hiện này gây bất ngờ cho các nhà khoa học, vì hầu hết âm thanh từ tàu thuyền bị tiêu biến xuống dưới mức tiếng ồn môi trường của biển chỉ trong vòng 1 km tính từ nguồn phát. Ai cũng tưởng rằng kỳ lân biển sẽ không thể cảm nhận được âm thanh nếu ở cách thuyền vài km, Tervo nói. “Nhưng chúng tôi cho thấy kỳ lân biển có thể phát hiện những âm thanh lạ này từ rất, rất xa, khi âm thanh đã ở mức thấp hơn nhiều so với tiếng ồn môi trường."

Nhà sinh thái học Greg Breed thuộc Đại học Alaska, Fairbanks, nói phát hiện này là đáng lo ngại. Quần thể kỳ lân biển sẽ không thể săn mồi cho dù ở cách rất xa phạm vi hoạt động của con người. Tuy nhiên, ông lưu ý, thử nghiệm xảy ra trong mùa săn kỳ lân biển - và những con kỳ lân biển trong thử nghiệm có thể đã ở trong tình trạng cảnh giác cao độ.

Tervo phản bác rằng những con kỳ lân biển trong thử nghiệm vẫn cư xử bình thường cả trước và sau khi nhóm phát tiếng ồn, do đó tiếng ồn là nguyên nhân trực tiếp gây ra phản ứng của chúng. Ngoài ra, âm thanh mô phỏng sử dụng trong thử nghiệm là mới đối với kỳ lân biển, vì thế chúng không có lý do gì để liên kết tiếng ồn với sự hiện diện của con người.

Kết quả cho thấy tác hại tiềm tàng của tiếng ồn từ tàu đối với động vật hoang dã nói chung ở Bắc Cực, Tervo nói, biện pháp khắc phục tạm thời là những người đi thuyền trên vùng biển Bắc Cực có thể đi với tốc độ chậm hơn hoặc sử dụng động cơ êm hơn.

Đăng ngày 30/12/2021
Hoàng Nam
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 14:33 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 14:33 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 14:33 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 14:33 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 14:33 18/02/2025
Some text some message..