Kỹ thuật nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn

Nuôi tôm sinh thái là hình thức nuôi tôm quảng canh kết hợp thân thiện với môi trường, sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm. Nhằm góp phần phát triển mô hình này hiệu quả hơn, xin khuyến cáo một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc, quản lý.

kỹ thuật nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn
kỹ thuật nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn. Ảnh Internet

1. Cho tôm ăn

- Đây là khâu rất quan trọng nhằm bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho tôm nuôi sinh trưởng và phát triển. Thức ăn viên công nghiệp được mua từ các cơ sở sản xuất có uy tín, nguồn gốc rõ ràng. Hàm lượng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng đạm (protein) phải đảm bảo 32 - 42%.

- Giai đoạn ương gièo:

+ Khuyến cáo sau 1 ngày thả giống, tiến hành cho tôm ăn. Cho ăn 2 lần/ngày: 8 - 9 giờ sáng và 15 - 16 giờ chiều. Rải đều thức ăn ở xung quanh ao nuôi.

+ Thời gian cho ăn, cỡ và khối lượng cho ăn tham khảo theo hướng dẫn của nhà sản xuất và kinh nghiệm. Ngày đầu cho tôm ăn với lượng 2 kg/100.000 con giống, sau đó tăng lên 0,2 - 0,4 kg/ngày, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và khả năng tiêu hóa thức ăn của tôm.

- Giai đoạn nuôi thương phẩm:

+ Do nuôi tôm theo hình thức nuôi sinh thái, kết hợp rừng, mật độ thấp nên giai đoạn nuôi thương phẩm không sử dụng thức ăn viên (công nghiệp), mà chỉ sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên (tảo và các vi sinh vật phù du) sẵn có trong ao.

+ Cho vào ao tôm các loại lá cây như: lá đước, lá mắm (có hàm lượng đạm cao nhất), dà, giá, cỏ dại, dây leo… với lượng: 15 - 30 m cắm 1 nhánh cây dọc theo chiều dài kênh mương. Vi khuẩn phân hủy các loại lá này là thức ăn tốt cho tôm nuôi, đồng thời, đây cũng là nguồn phân xanh giúp cải thiện màu nước trong ao tôm và tạo điều kiện cho các loài tảo có lợi sinh trưởng và phát triển.

2. Tăng cường quản lý các yếu tố môi trường

- Cần lưu ý trong khâu lấy nước và thải nước trong quá trình nuôi: Chọn ngày con nước lớn, chất lượng nước đáp ứng yêu cầu như pH 7 - 9; độ trong 20 - 50 cm; lấy nước vào ao qua túi lọc mắt lưới nhỏ 1 mm để loại bỏ cá tạp. Thường xuyên vớt bỏ rác để khơi thông dòng chảy vào ao tôm. Mực nước tối thiểu từ 0,8 m trở lên.

- Hằng ngày, kiểm tra hệ thống kênh mương, cống cấp, thoát đảm bảo chắc chắn. Đối với các chỉ tiêu môi trường chỉ cần kiểm tra các yếu tố pH, độ trong và màu nước để kịp thời xử lý.

- Để ổn định chất lượng nước trong ao tôm, cần phải chú ý đến nguồn nước lấy vào, không lấy nước vào ao khi nước ngoài môi trường tự nhiên có màu vàng đục; trong những ngày mưa lớn kéo dài nên xả bớt nước mặt trong ao tôm, đồng thời rải vôi CaCO3 với liều lượng: 10 - 15 kg/1.000 m2 trên bờ bao.

3. Chú trọng quản lý dịch bệnh trong ao tôm

-  Với đặc điểm là nuôi tôm sinh thái, kết hợp rừng, mật độ nuôi thấp trong diện tích rộng, do đó không sử dụng kháng sinh và hóa chất để phòng trị bệnh mà chỉ vận dụng quy trình sinh học và cơ học vốn có ở trong ao tôm cùng đó khống chế dịch bệnh qua các yếu tố đầu vào.

-  Để hạn chế bệnh dịch xảy ra trong quá trình nuôi tôm, cần phòng bệnh tổng hợp, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật theo khuyến cáo ngành chuyên môn từ khâu cải tạo, chuẩn bị ao đến quá trình chăm sóc, quản lý trong suốt quá trình nuôi.

- Trường hợp tôm gặp sự cố về bệnh, hạ thấp mực nước trong ao tôm xuống còn 1/3 trong thời gian từ 15 - 30 ngày, đồng thời tiến hành loạt bỏ những cá thể tôm chết ra khỏi ao nhằm hạn chế lây lan mầm bệnh. Trường hợp tôm đạt kích cỡ thương phẩm nên tiến hành thu hoạch sớm để hạn chế rủi ro về mặt kinh tế của nông hộ. Sau đó, cải tạo lại ao nuôi chuẩn bị cho vụ nuôi tiếp theo.

TSVN
Đăng ngày 29/08/2017
Yến Nhi
Kỹ thuật

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 04:23 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 04:23 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 04:23 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 04:23 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 04:23 24/04/2024