Kỹ thuật siêu âm mới giúp sinh sản bào ngư hiệu quả

Đây là ý tưởng của các nhà nghiên cứu tại UC Davis, họ cho rằng siêu âm bào ngư là một cách hiệu quả và hữu ích để giúp sinh sản bào ngư, đặc biệt đối với một số loài bào ngư quý hiếm.

bào ngư
Mặc dù có rất nhiều nỗ lực sinh sản bào ngư nhưng trong môi trường nuôi nhốt, chúng vẫn rất khó đẻ trứng. Ảnh blackfacts

Bào ngư đang trong tình trạng bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng hoặc chúng dễ bị tổn thương, việc này đã và đang diễn ra ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Trước tình hình đó đã có nhiều nỗ lực cho sinh sản nhân tạo bào ngư, tuy nhiên đối tượng này nổi tiếng là rất khó cho sinh sản.

Sau nhiều nỗ lực thì các nhà khoa học của trường Đại học California, Davis (UC Davis) đã tìm ra giải pháp giúp hạn chế vấn đề này. Nó là việc tìm ra đầu dò siêu âm và nó có thể được sử dụng để phát hiện nhanh chóng và không xâm lấn khi bào ngư ở giai đoạn sẵn sàng đẻ trứng. Kỹ thuật này rất có ý nghĩa trong quá trình nuôi nhốt của điều kiện sinh sản mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bào ngư, đồng thời điều này giúp hiệu suất sinh sản tăng cao hơn.

Bào ngư có đặc tính sống bám dính trên bề mặt giá thể và thường cần được cạy ra để kiểm tra tuyến sinh dục trước khi sinh sản, cách thức này phải được thực hiện nhiều lần trong suốt quá trình sinh sản của bào ngư. Đối với những loài động vật này, đặc biệt là một số loài bào ngư có nguy cơ tuyệt chủng, chúng càng ít được xử lý thì càng ít bị căng thẳng hay tổn hại về thể chất, đó là những lý do cần. Tuy nhiên lý do đủ bắt nguồn từ việc sử dụng kỹ thuật siêu âm để đánh giá tuyến sinh dục trên cá tầm và cá nheo Mỹ, và đặc biệt là sử dụng trên ốc sên. Nhóm tác giả đánh giá sơ bộ rằng việc sử dụng kỹ thuật này cho sinh sản bào ngư chắc chắn nó sẽ có tác dụng. 

Trong sự nỗ lực bảo tồn loài bào ngư đen có nguy cơ tuyệt chủng cấp liên bang của Hoa Kỳ và tìm ra những cách tốt hơn để đánh giá sức khỏe sinh sản của chúng, thì kế hoạch nghiên cứu phương pháp sinh sản bào ngư đen được thực hiện. Tuy nhiên do số lượng bào ngư đen ít và khả năng bị tổn thương cao, nên nhóm nghiên cứu đã sử dụng bào ngư đỏ để nuôi và kiểm tra hiệu quả của siêu âm trên bào ngư trong quá trình sinh sản. 

Bên cạnh đó, với kiến thức nền tảng và chuyên sâu về chương trình nuôi dưỡng sinh sản bào ngư trắng tại phòng thí nghiệm UC Davis Bodega, và kinh nghiệm nghiên cứu bào ngư đỏ nói trên, các tác giả đã thử nghiệm sử dụng siêu âm đối với 12 con bào ngư đỏ được nuôi trong trang trại và khoảng 100 con đỏ bào ngư được nuôi tại phòng thí nghiệm Bodega. Họ đã theo dõi những con bào ngư này trong bảy tuần để đánh giá những thay đổi theo mùa đối với kích thước tuyến sinh dục của chúng.

bào ngư
Cách siêu âm bào ngư. Nguồn The Fish Site

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng sử dụng kỹ thuật siêu âm có thể phân biệt các mô sinh sản với các mô tiêu hóa. Sau đó, họ có thể tạo điểm chỉ số tuyến sinh dục từ 1 đến 5 cho biết mức độ sẵn sàng sinh sản của bào ngư. Tuyến sinh dục của bào ngư ở giai đoạn trong khoảng 3 đến 5 thì phù hợp nhất để sinh sản. Họ cũng nhận thấy công nghệ này đủ nhạy để phát hiện những thay đổi cả trước và sau khi sinh sản.

Vậy siêu âm bào ngư bằng cách nào? Nó khá đơn giản. Chỉ cần cho con bào ngư ngập nước trong bể và đặt đầu dò siêu âm ở bên ngoài bể bằng chân của con bào ngư. Âm thanh đi qua bể và sẽ truyền hình ảnh. Đánh giá định kỳ bằng cách sử dụng siêu âm có thể được tiến hành mà không cần chạm vào con vật, kỹ thuật này vừa nhanh và hiệu quả.

Đây là một nỗ lực đáng ghi nhận của nhóm các nhà nghiên cứu tại UC Davis, kết quả đạt được ngoài việc có ý nghĩa đối với việc bảo vệ bào ngư đặc biệt là một số loại bào ngư quý hiếm thì chúng còn có ý nghĩa đối với một số đối tượng khác có tập tính tương tự hay nhu cầu giảm căn thẳng trong quá trình sinh sản. 

Nguồn: The Fish Site. Ultrasound a “magic wand” for abalone breeding efforts (1 March 2022).
Đăng ngày 08/03/2022
Hồng Huyền @hong-huyen
Khoa học

Công nghệ nuôi tôm ít thay nước: Giải pháp cho nguồn nước ô nhiễm

Trong bối cảnh nguồn nước cấp bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ ít nước và tuần hoàn nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng con tôm.

Nuôi tôm công nghệ
• 08:00 17/05/2024

Cung cấp năng lượng cho hoạt động nuôi biển xa bờ: Hydro có thể là giải pháp bền vững?

Nuôi biển xa bờ được xác định bằng nhiều tiêu chí khác nhau như độ sâu nước, khoảng cách từ bờ, mức độ tiếp xúc với sóng và ranh giới quyền tài phán (Gentry et al., 2017b). Một định nghĩa chung được áp dụng rằng nuôi biển xa bờ diễn ra ở vùng biển khơi với sự tiếp xúc đáng kể với tác động của gió và sóng (Lader và cộng sự, 2007, Fredriksson và cộng sự, 2003), đòi hỏi thiết bị và tàu phục vụ có khả năng hoạt động trong điều kiện biển khắc nghiệt (Drumm, 2010, Tsukrov và cộng sự, 2000).

Nuôi thủy sản xa bờ
• 14:30 07/05/2024

Tăng cường an ninh lượng thực toàn cầu bằng chỉnh sửa gen

Chỉnh sửa bộ gen đối tượng thủy sản đã được các nhà khoa trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản quan tâm và công nghệ này là tiềm năng to lớn để nâng cao khả năng quản lý môi trường, năng suất và khả năng kháng bệnh của ngành.

Biến đổi gen
• 10:28 02/05/2024

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 23:36 17/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 23:36 17/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 23:36 17/05/2024

Công nghệ nuôi tôm ít thay nước: Giải pháp cho nguồn nước ô nhiễm

Trong bối cảnh nguồn nước cấp bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ ít nước và tuần hoàn nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng con tôm.

Nuôi tôm công nghệ
• 23:36 17/05/2024

Các bệnh thường gặp trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Hầu hết các bệnh ở tôm thường có mức độ lây nhiễm cao, có thể lây lan nhanh chóng trong ao nuôi và sang các ao lân cận. Vì vậy cần có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh từ đầu vụ nhằm giảm thiệt hại cho vụ nuôi.

Tôm bệnh
• 23:36 17/05/2024