Kỹ thuật ươm nuôi cá sặc rằn

Cá sặc rằn là loài cá bản địa, thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao nhưng nguồn cá giống trên thị trường còn hạn chế, gây trở ngại cho khâu nuôi thương phẩm. Việc nắm quy trình sản xuất giống và ươm nuôi cá sặc rằn là vô cùng cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.

Cá sặc rằn. Ảnh: aouongdidong.com
Cá sặc rằn. Ảnh: aouongdidong.com

Sản xuất cá giống

Trong sản xuất giống, cá sặc rằn bố mẹ nên chọn ở hai nơi khác nhau (khác đàn) để tránh hiện tượng trùng huyết sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cá giống và nuôi thương phẩm sau này. Đàn cá bố mẹ cho sinh sản tối đa không quá 3 lần/năm, sử dụng không quá 3 năm kể từ tham gia sinh sản năm đầu.

Để chọn cá bố mẹ cho đẻ, việc phân biệt cá đực, cá cái là rất quan trọng. Cá đực phần cuối vi bụng (gần tiếp giáp vi đuôi) vuốt nhẹ vào có độ nhám, tia vây lưng kéo dài tới hoặc vượt khỏi gốc vây đuôi, các sọc màu đen xiên từ lưng xuống bụng rất rõ, màu sắc sặc sỡ; cá cái thì không có các đặc điểm này. Cá bố mẹ có thể nuôi vỗ bằng cách dùng vèo kích thước 3 x 8 x 1,2 mét giăng trong ao nuôi vỗ với khối lượng cá bố mẹ khoảng 50 - 70 kg để khi cho sinh sản dễ đánh bắt. Trước đây, cá bố mẹ nuôi vỗ trong ao đất, khi đánh bắt cho sinh sản khó khăn, bởi cá có đặc tính nhút nhát, đôi lúc bị sây sát làm cho cá tham gia sinh sản không tốt.

Cá sặc rằnCá sặc rằn. Ảnh: lhhkh.baclieu.gov.vn

Cá sặc rằn có thể cho sinh sản bằng cách chích kích dục tố với liều lượng phù hợp. Nếu liều lượng kích dục tố cao thì cá bố mẹ chết, mắt cá bị lồi ra và tỷ lệ trứng thụ tinh, tỷ lệ nở thấp và cá con nở ra yếu, đem ươm sức sống thấp. Sử dụng kích dục tố với 2 công thức sau: sử dụng đơn HCG với liều 2.000 - 2.500 UI/kg cá cái, cá đực tiêm với liều lượng bằng 1/4 - 1/3 liều cá cái; hoặc sử dụng phối hợp giữa HCG và LRH-A với liều lượng 2.000 UI/kg HCG + 40 μg LRH-A + 1/2 viên Motilium/kg cá cái, cá đực sử dụng liều bằng 1/4 - 1/3 liều cá cái.

Bố trí cá đẻ trong thùng xốp, yên tĩnh, nhiệt độ thấp cá đẻ nhiều (trên 80%), tỷ lệ thụ tinh cao trên 90%. Sau khi cá đẻ trong thùng xốp xong, trước khi xuất bán hoặc đem ươm 12 giờ thì vớt ra thau chăm sóc, đạt tỷ lệ nở 80 - 90%. Ấp trứng cá bằng thau có đường kính 0,6 mét với mật độ: 50.000 - 60.000 con cá bột/thau rất tiện lợi trong chăm sóc, vớt trứng hư, xi phông chất dơ lắng đọng dưới đáy thùng.

Đối với nông hộ không có điều kiện cho sinh sản trên bờ, cá sặc rằn cũng có thể bố trí cho đẻ trực tiếp tại ao ươm. Ao cũng cần cải tạo thật kỹ như ươm các loài cá khác, lấy nước vào ao được từ 7 - 10 ngày thì tiến hành giăng vèo dưới ao, bố trí cho cá đẻ trong vèo có mái che nắng, mưa. Sau 4 ngày cá đẻ, cá bột nở xong thì lấy vèo lên bắt bố mẹ, còn cá bột chui khỏi vèo ra ao ươm. Bố trí mật độ ươm 300 - 350 con/m2 tỷ lệ sống tốt, cá giống đồng đều, đạt năng suất.

Cho cá bột mới ươm ăn bằng sữa dùng cho heo con ăn và thức ăn đậm đặc của các công ty thức ăn thủy sản, liều lượng và kích cỡ thức ăn phụ thuộc vào ngày tuổi và cỡ giống ươm, mà ta điều chỉnh cho phù hợp; sau 2 - 3 ngày ươm thả thêm moina (trứng nước) làm thức ăn tự nhiên cho cá, việc này rất là quan trọng góp phần cho cá ươm mau lớn và tăng tỷ lệ sống. Cá ươm được 18 - 20 ngày tuổi thì tạt sunfat đồng (CuSO4) 1 - 2 lần với liều lượng 0,4 - 0,5 kg/m3 nước để phòng ngừa bệnh cho cá.

Lọc cá giống bằng cách sau khi kéo cá giống vào vèo cho khỏe khoảng 1 ngày, khoét vèo một lỗ vừa với lồng lọc cá cho cá nhỏ tự động từ từ chạy ra; lồng lọc cá có mắt lồng lỗ nhỏ hay lớn tùy theo cỡ cá muốn bắt.

Nuôi cá thương phẩm

Quy trình sản xuất giống đơn giản, dễ áp dụng tại quy mô nông hộ gia đình, chủ động sản xuất tạo ra con giống tốt để phục vụ cho nhu cầu nuôi cá sặc rằn thương phẩm hiện nay. Nuôi cá tai tượng ghép với cá sặc rằn, cá sặc rằn là loài ăn tạp, ăn các nguồn bã hữu cơ, phân do cá tai tượng thải ra, tạo môi trường ít nhiễm bẩn từ đó cá tai tượng ít bệnh, trong khi đó đỡ tiêu tốn thức ăn cho cá sặc rằn, cả hai loài cá đều nhanh lớn, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Bố trí nuôi ghép với cá tai tượng: nuôi ghép 5 - 7 con tai tượng cùng với 2 - 3 con cá sặc rằn/m2, thời gian nuôi 8 - 12 tháng cá sặc rằn đạt trọng lượng 8 - 15 con/kg thì thu hoạch để bán. Lúc này kết hợp phân cỡ cá tai tượng cho đều cỡ luôn, giúp nuôi cá tai tượng đồng cỡ mau lớn hơn. Thức ăn: chủ yếu cá sặc rằn ăn phân cá tai tượng, nguồn bã hữu cơ, nên không tiêu tốn thức ăn cho cá sặc rằn, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Cổng thông tin điện tử Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bạc Liêu
Đăng ngày 13/12/2022
KS. Nguyễn Quang Trí
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 20:01 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 20:01 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 20:01 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 20:01 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 20:01 25/11/2024
Some text some message..