Lạ miệng với canh chua cá luối

Mùa mưa, vùng hạ lưu sông Thu Bồn nhiều tôm cá từ thượng nguồn đổ về. Chờ có thế, người dân quê rủ nhau đi cất rớ, thả lưới. Một lúc rảo thuyền đã bắt được đủ loại cá như cá ngạnh, mại, rô và cả cá luối còn nhảy tưng tưng.

Canh cá luối nên nấu từ những con cá có trứng sẽ thơm, ngon hơn.
Canh cá luối nên nấu từ những con cá có trứng sẽ thơm, ngon hơn.

Cá luối thân dẹp, cỡ bằng ngón tay, tựa cá lòng tong hay cá linh ở Nam bộ. Những ngày đầu mùa mưa, cá này xuất hiện nhiều trên các khúc sông miền Trung. Tuy ít thịt nhưng ăn rất béo và ngon, lại chế biến thành nhiều món khá hấp dẫn. Đặc biệt, thịt cá luối tính hàn, giúp bồi bổ cơ thể, chữa trị được nhiều bệnh.

Cá luối đầu mùa thường có nhiều cỡ. Chọn loại dày mình rồi dùng que tre xiên qua miệng, đốt rơm nướng đến khi chín vàng hai mặt, ăn rất đưa cơm. Hoặc cũng có thể lựa những con lớn khoảng hai ba đầu ngón tay, rán sơ qua rồi kho tương nhừ. Đặc biệt, nếu có những con cá tròn mẩy, căng ních trứng làm món canh chua cá luối thì không tuyệt gì bằng.

Để làm món này, thoạt tiên sẽ đổ cá vào rổ, làm sạch bằng cách lấy một ít lá sả, kèm thêm một ít muối sống và xoa nhẹ cho cá sạch vảy, hết nhớt. Công đoạn này phải làm đều tay, nhẹ nhàng, cá sạch nhưng tuyệt đối không mất buồng trứng vì đây là phần ngon và độc đáo nhất. Đợi cá ráo nước đem ướp khoảng 10 phút với nước mắm, đường, một ít nước màu, tiêu xay nhuyễn.

Sau đó, đun sôi nước rồi cho cá vào, nấu sôi khoảng 5 phút cho cá chín và tiết chất ngọt ra. Sau đó cho khế, cà xắt lát vào đợi canh sôi lại thì tắt bếp, nhanh tay thả vài lát gừng giúp nồi canh thơm nồng hơn. Món này dùng với cơm nóng.

Từ lâu, cá luối đã trở thành sản vật của quê hương tôi. Cứ vào mùa là người dân tấp nập mang giỏ tre đan đựng cá, cả hộp mồi treo lủng lẳng, hay những rổ cá từ mẻ lưới cất được...với nụ cười tươi rói của người dân mới thấy được dòng sông quê như bầu sữa mẹ nuôi lớn bao thế hệ lớn lên từ những con tôm, con cá.

Vnexpress
Đăng ngày 25/11/2012
thanh ly
Ẩm thực

Bí mật bạn chưa biết: Vì sao thịt cá biển thường dai hơn cá sông?

Cá là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy thịt cá biển thường dai, chắc hơn so với cá sông, trong khi cá sông lại có phần thịt mềm, bở hơn. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị đằng sau sự khác biệt này!

Cá biển
• 12:00 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 08:00 31/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 09:00 25/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 11:24 22/01/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 22:24 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 22:24 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 22:24 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 22:24 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 22:24 18/02/2025
Some text some message..