Lá nguyệt quế - Dưỡng chất tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản

Việc ứng dụng các loại thảo dược tự nhiên nổi lên như một hướng đi mới, hứa hẹn sẽ thay đổi thói quen sử dụng kháng sinh, hóa chất tổng hợp của người nuôi trồng thủy sản.

Lá nguyệt quế
Lá nguyệt quế

Thảo dược và các sản phẩm từ thảo mộc, giàu các hợp chất bioactive như phenolic, alkaloid, và terpenoid, đã chứng minh hiệu quả, là những phương pháp thay thế khả thi, vừa tiết kiệm chi phí vừa thân thiện với môi trường. Lá nguyệt quế (Laurus nobilis) đặc biệt được chú ý với vai trò là một chất kích thích tăng trưởng, cải thiện miễn dịch và chống oxy hóa trong nuôi trồng thủy sản, hứa hẹn mở ra một chương mới cho ngành thủy sản hướng tới mục tiêu "nuôi trồng xanh" và bền vững.

Tiềm năng của Lá nguyệt quế trong chăn nuôi và thủy sản 

Lá nguyệt quế (Laurus nobilis), một loại thảo mộc phổ biến trong ẩm thực và có lịch sử lâu dài trong y học truyền thống. Lá nguyệt quế (Laurus nobilis) từ lâu đã chứng minh là có nhiều lợi ích đáng kể trong ngành chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thủy sản khi được bổ sung vào chế độ ăn. Trong chăn nuôi gia cầm, việc sử dụng hỗn hợp thức ăn chứa chiết xuất lá Nguyệt Quế đã cải thiện rất nhiều khả năng sản xuất trứng và trọng lượng trứng.

Tương tự, trong nuôi trồng thủy sản, lá nguyệt quế không chỉ tăng cường protein thô và lipid thô cải thiện chất lượng thịt cá, mà còn cải thiện chất lượng vi sinh và kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm thành phẩm thủy sản thông qua khả năng kháng khuẩn và chống oxy hóa. Mặc dù có một số nghiên cứu khác cho thấy không có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu suất tăng trưởng và hiệu quả thức ăn, nhưng lá nguyệt quế vẫn được coi là một thành phần quý giá trong việc phát triển các phương pháp nuôi trồng thủy sản và gia cầm bền vững và thân thiện với môi trường.

Thúc đẩy tăng trưởng 

Ảnh hưởng của chiết xuất lá nguyệt quế đối với sự tăng trưởng đã được đánh giá trên cá trê răng nhọn Châu Phi, Clarias gariepinus. Kết quả cho thấy việc bổ sung chiết xuất  này vào thức ăn đã thúc đẩy đáng kể sự tăng trọng so với nhóm chứng. Đặc biệt, với liều lượng thức ăn bổ sung 1.5% chiết xuất lá Nguyệt Quế cho thấy mức tăng trưởng cao hơn so với nhóm được bổ sung với tỷ lệ thấp hơn hoặc không bổ sung. 

Lá nguyệt quếLá nguyệt quế vẫn được coi là một thành phần quý giá trong việc phát triển các phương pháp nuôi trồng thủy sản và gia cầm 

Kích thích hệ miễn dịch

Một nghiên cứu đã được tiến hành để đánh giá hiệu quả của chiết xuất lá nguyệt quế trong việc kích thích miễn dịch ở cá hồi vân. Sau một giai đoạn thích nghi với chế độ ăn kiểm soát, cá hồi vân  được cho ăn chế độ ăn bổ sung với chiết xuất lá nguyệt quế ở các tỷ lệ khác nhau. Tuy nhiên, kết quả cho thấy chiết xuất này không thể hiện tính năng kích thích miễn dịch ở đây. Dù vậy, một nghiên cứu khác đã báo cáo sự tăng cường hoạt động phagocytosis ở cá hồi vân khi được bổ sung bột lá nguyệt quế. 

Chống oxy hóa 

Nghiên cứu cũng đã khám phá hoạt tính chống oxy hóa của chiết xuất lá nguyệt quế và nghệ, cho thấy khả năng mạnh mẽ trong việc chống lại sự oxy hóa. Đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa tổn thương mạch máu khi nuôi cá ngựa vằn (zebrafish). Chiết xuất này cũng cho thấy hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng và kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm thủy sản như cá hồi vân, cá mòi. 

Cá hồi vânChiết xuất lá nguyệt quế cải thiện chất lượng và kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm thủy sản như cá hồi vân, cá mòi

Thúc đẩy lĩnh vực chế biến thủy sản đòi hỏi phải tìm hiểu sâu hơn về các kỹ thuật bảo quản sản phẩm  liên quan đến lá nguyệt quế và các chiết xuất thảo dược khác. Nghiên cứu lĩnh vực này nên hướng tới nhiều loài cá khác nhau, nhằm nâng cao thời hạn sử dụng trong khi vẫn duy trì chất lượng sản phẩm được bảo quản. Bằng cách đánh giá các phương pháp bảo quản khác nhau và nồng độ chiết xuất lá nguyệt quế được bổ sung, sẽ xác định được phương pháp tiếp cận thân thiện với môi trường và phù hợp với các nguyên tắc trong nuôi trồng thủy sản bền vững 

Mặc dù lá nguyệt quế thể hiện nhiều tiềm năng, nhưng cũng có báo cáo về những kết quả không nhất quán, đặc biệt là trong việc ảnh hưởng đến hiệu suất tăng trưởng và hiệu quả thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Điều này chỉ ra rằng cần có thêm nghiên cứu để tối ưu hóa liều lượng và phương pháp ứng dụng ở những loài có giá trị kinh tế cao, cũng như khám phá sự kết hợp của lá nguyệt quế với các loại thảo dược khác để tăng cường lợi ích tổng thể. 

Đăng ngày 09/05/2024
Hà Tử @ha-tu
Nguyên liệu

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 10:23 20/01/2025

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 15:23 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 15:23 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 15:23 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 15:23 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 15:23 17/02/2025
Some text some message..