Lá ổi - thần dược cho tôm thẻ chân trắng

Lá ổi là dược liệu được nhân dân ta sử dụng từ lâu đời điều trị bệnh tiêu chảy. Nhiều nghiên cứu phát hiện thêm trong thành phần dinh dưỡng của ổi chứa nhiều các loại sinh tố và vitamin khác nhau như sinh tố A, C, acid béo omega 3, omega 6 và nhiều chất xơ… Lá ổi hứa hẹn sẽ là ứng viên tích cực cho việc cải thiện miễn dịch trong tương lai cho cả ngành nuôi trồng thủy sản.

tôm thẻ chân trắng
Tăng cường miễn dịch trên tôm thẻ chân trắng nhờ lá ổi. Ảnh kkp.go

Thành phần hóa học quan trọng trong lá ổi

Lá ổi chứa nhiều hoạt chất hóa học và được xem là nguồn dược liệu đóng vai trò quan trọng, được ứng dụng rộng rãi trong y học cho đến ngày nay. Ổi có chứa polysaccharides, vitamin, tinh dầu (Macleod, 1975), tannin, phenol, saponnins, alkaloids, glycosides, steroid, flavanoid (Geidam và cộng sự, 2007), carotenoid, lectins, vitamin, khoáng chất (Deo và Shastri, 2003), chất xơ và axit béo (Begum và cộng sự, 2002).

Rất nhiều thảo dược đã được nâng cấp thành sản phẩm thương mại, do có nhiều tác động tốt tạo nên sự bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Do đó, những hiểu biết mới về đặc tính hóa học cũng như phân tích các hoạt động sinh học của chúng là cần thiết để góp phần nâng cao năng suất nuôi trồng.

lá ổi
Mỗi bộ phận của cây ổi sẽ có những tác dụng, dược tính khác nhau. Ảnh websta.me

Lá ổi có thật sự hữu ích không?

Tăng cường miễn dịch là một trong những chiến lược đầy hứa hẹn để kiểm soát các bệnh truyền nhiễm trong nuôi trồng thủy sản. Ở đa số các loài thủy sản, khả năng miễn dịch thích nghi khá hạn chế, trong khi các phản ứng miễn dịch bẩm sinh lại hoạt động rất mạnh mẽ. Bao gồm các hoạt động thực bào, các tế bào chống viêm, chống oxy hóa, tế bào lympho…là những thành phần vô cùng quan trọng bảo vệ sức khỏe tôm cá. 

Lá ổi chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học bao gồm chất kháng khuẩn và chất chống oxy hóa. Do đó chiết xuất lá ổi được sử dụng làm phụ gia trong thức ăn để thúc đẩy tăng trưởng, chống oxy hóa và tăng phản ứng miễn dịch của nhiều loài tôm, cá. 

Direkbusarakom cùng với cộng sự (1997) đã xác định được dịch chiết lá ổi có khả năng kháng lại 24 chủng vi khuẩn gây ra bệnh trên hầu hết động vật thủy sản bao gồm vi khuẩn V. harveyi (9 chủng), V. lendidus (7 chủng), V. parahaemolyticus (2 dòng) và một dòng của V. minicus A. hydrophila. 

Đối với tôm thẻ chân trắng thì sao?

Đã có rất nhiều nghiên cứu về loài cây này trên một vài động vật thủy sản như cá tra, cá lóc, cá trê, cá rô phi và tôm sú đã được chứng minh là cải thiện đáng kể hiệu suất tăng trưởng, miễn dịch cũng như chống viêm hiệu quả. 

cá trê
Cá trê ăn thức ăn có bổ sung dịch chiết lá ổi. Ảnh minh họa

Một nghiên cứu mới nhất của Dewi cùng cộng sự (2021) cho thấy tác động tích cực của chiết xuất lá ổi ở các nồng độ khác nhau (1g/kg, 5g/kg và 10g/kg) sau khi bổ sung vào thức ăn đối với hệ miễn dịch, hiệu suất tăng trưởng và khả năng chống lại Vibrio parahaemolyticus trên tôm thẻ (Penaeus vannamei).

Cụ thể kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: Sau 56 ngày bổ sung thảo dược tốc độ tăng trưởng, tăng trọng của các nhóm tôm được bổ sung dịch chiết lá ổi cao hơn so với nhóm không bổ sung và cao nhất ở nghiệm thức cho ăn nồng độ 5g/kg thức ăn. Sau 7 ngày cảm nhiễm với vi khuẩn, kết quả cho thấy tỉ lệ sống ở các nghiệm thức bổ sung dịch chiết hỗn hợp với liều lượng 5g/kg thức ăn cho tỉ lệ sống 72.73% trong khi đó nghiệm thức đối chứng tỉ lệ sống chỉ đạt 44.44%. 

Tóm lại đối với chiết xuất từ lá ổi này bà con nên bổ sung vào thức ăn cho tôm thẻ chân trắng với liều lượng từ 5 g/kg thức ăn sẻ kích thích tăng trưởng, tăng cường miễn dịch, tăng cường tỉ lệ sống của tôm khi mầm bệnh xuất hiện.

Đăng ngày 28/12/2021
Nhất Linh @nhat-linh
Dịch bệnh

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 05:43 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 05:43 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:43 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 05:43 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 05:43 09/11/2024
Some text some message..