Lại mua cá rồi... xù nợ

Hàng loạt nông dân nuôi cá tra tại miền Tây đang bị các công ty thủy sản chiếm dụng vốn, rơi vào cảnh khốn đốn

Lê Vũ Lâm
Ông Lê Vũ Lâm lo lắng vì không có tiền mua thức ăn để nuôi cá tra trong vụ mới

Vừa qua, Báo Người Lao Động có loạt bài “Mua cá bằng… nước bọt”, phản ánh Công ty TNHH Hải sản An Phương (viết tắt là Công ty An Phương, trụ sở tại số 76 Cách Mạng Tháng Tám, phường 6, quận 3, TP HCM) mua cá tra của các hộ dân tại Tiền Giang và TP Cần Thơ hàng tỉ đồng nhưng không thanh toán.

Ngày 2-10, Báo Người Lao Động tiếp tục nhận được đơn của các hộ dân nuôi cá tra tại thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang phản ánh việc họ bị công ty này chiếm dụng hơn 5 tỉ đồng tiền mua cá tra.

“Chết đứng” vì bị nợ

Ông Nguyễn Thanh Huỳnh (ngụ phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy) kể: “Ngày 10-9-2012, ông Tư Xưa - đại diện cho Công ty An Phương - mua của tôi hơn 72 tấn cá tra với tổng số tiền hơn 1,6 tỉ đồng. Theo hợp đồng, công ty trả trước 30%, còn lại chia làm 3 lần trả và dứt điểm vào ngày 20-2-2013. Nhưng thực tế, ngoài khoản đặt cọc 50 triệu đồng, công ty không trả thêm cho tôi xu nào nữa”.

Ông Lê Vũ Lâm (ngụ xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy) cũng lâm vào hoàn cảnh như vậy. Ông Lâm đã 2 lần bán cá cho Công ty An Phương. Lần đầu, công ty trả tiền ngay sau khi bắt cá nhưng lần mua thứ hai với tổng số tiền gần 800 triệu đồng thì công ty chỉ ứng trước 50 triệu đồng rồi quỵt.

Theo ông Huỳnh, vào thời điểm Công ty An Phương mua cá, giá cao hơn thị trường khoảng 500 đồng/kg. Sau khi ký hợp đồng bắt cá, Công ty An Phương đã bán lại cho người khác nhưng không trả tiền cho những người nuôi. Ông Huỳnh quả quyết: “Tôi thấy hành vi này là lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng tôi và gia đình không làm gì được. Trong khi nuôi cá tra cần vốn lớn, tôi đã đi vay ngân hàng 2 tỉ đồng, thế chấp nhà và đất. Giờ không có tiền trả lãi, ngân hàng sắp phát mãi tài sản”.

Ngoài 2 hộ dân nêu trên bị chiếm dụng vốn, hàng loạt hộ nuôi cá tra ở ĐBSCL cũng đang điêu đứng vì bị nhiều công ty thủy sản mua cá nhưng không trả tiền. Họ đang mang nợ vì không còn tiền tái đầu tư. Ông Nguyễn Văn Kịch, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cho biết: “Có công ty đang sập tiệm mà cũng đi mua cá, thậm chí mua giá cao hơn thị trường, rồi lại đem đi bán lỗ, không trả tiền cho người dân”.

Thiệt hại 300-400 triệu USD/năm

Theo ông Nguyễn Văn Kịch, nguyên nhân khiến ngành nuôi cá tra tuột dốc như hiện nay là do cá tra bị khủng hoảng thừa. Nhiều năm trước, đây là ngành mang lại lợi nhuận rất lớn nên nhà nào cũng nuôi nhưng mạnh ai nấy làm. Nhà máy thi nhau mọc lên, sản lượng cá tra tăng đột biến nhưng chất lượng không đồng đều. “Hậu quả của việc này làm mỗi năm Việt Nam mất từ 300-400 triệu USD vì không kiểm soát, quản lý được giá xuất khẩu cá tra” - ông Kịch nhìn nhận.

Theo ông Dương Nghĩa Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Cần Thơ, giá bán cá tra nguyên liệu liên tục thấp hơn giá thành sản xuất khiến người nuôi bị thua lỗ trong thời gian dài, do vậy việc giảm sản lượng là rất cấp thiết.

Tìm lời giải cho vấn đề này, ông Nguyễn Văn Kịch cho rằng Chính phủ cần sớm ban hành nghị định về sản xuất và tiêu thụ cá tra, làm cơ sở pháp lý cho các địa phương sắp xếp lại ngành cá tra. Ông Kịch nói: “Nếu có nghị định này, việc mua bán cá tra sẽ được sự bảo lãnh từ ngân hàng. Nếu công ty nào mua cá của nông dân nhưng không trả tiền thì ngân hàng sẽ trả, đồng thời cấm công ty đó xuất khẩu. Hiện dự thảo nghị định đã có, đang chờ Chính phủ xem xét”.

Công an đã vào cuộc

Trước tình hình trên, ông Nguyễn Thanh Huỳnh và Lê Vũ Lâm cùng một hộ nuôi cá tra khác đã gửi đơn đến Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) - Công an tỉnh Hậu Giang tố cáo hành vi lừa đảo của Công ty An Phương. Chiều 2-10, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, điều tra viên của Phòng PC46 Công an tỉnh Hậu Giang cho biết đã nhận được đơn của những hộ dân nói trên, hiện vẫn đang trong quá trình xác minh.

Theo Người lao động
Đăng ngày 04/10/2013
Bài và ảnh: CA LINH
Nông thôn

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
• 09:56 02/10/2024

Rùa biển vướng lưới ven bờ Bình Định có nguồn gốc từ Trung Quốc

Sáng ngày 28.9, ông Nguyễn Thanh Tùng, SN 1986 ở thôn Vĩnh Lợi 2, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, Bình Định thông tin.

Rùa biển
• 12:00 01/10/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 18.9, tại xã Cát Khánh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng thâm canh – bán thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huấn nuôi tôm
• 09:00 21/09/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 02:26 11/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 02:26 11/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 02:26 11/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 02:26 11/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 02:26 11/10/2024
Some text some message..