Lạm dụng kháng sinh, ngành thủy sản "ngấm đòn"

10 tháng qua xuất khẩu thủy sản đã giảm tới hơn 17% so với cùng kỳ năm 2014. Nguyên nhân thị trường khó khăn, gặp cạnh tranh từ các nước khác chỉ là một phần, còn một phần trong đó là do tình trạng gia tăng các lô hàng xuất khẩu bị trả về vì không đảm bảo chất lượng. Đặc biệt, tình trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi trong thủy sản đã và đang khiến ngành này “ngấm đòn”.

thị trường thủy sản VN
Nếu không thay đổi cách làm ăn chụp giật, thị trường xuất khẩu của thủy sản Việt Nam sẽ dần bị thu hẹp

Xuất khẩu sụt giảm

Theo Bộ NN&PTNT, từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt khoảng 5,37 tỷ USD, giảm 17,7% so cùng kỳ năm ngoái. Các chuyên gia dự báo, cả năm 2015 xuất khẩu thủy sản cũng chỉ về đích ở mức 6,6 - 7 tỷ USD, có nghĩa là không hoàn thành chỉ tiêu 8 tỷ USD đặt ra hồi đầu năm.

Lý giải về sự sụt giảm này, đại diện Bộ NN&PTNT cho rằng, do thị trường khó khăn và sự cạnh tranh quyết liệt từ các nước đối với mặt hàng tôm nên đã gây khó khăn cho thủy sản nước ta; thời tiết không thuận lợi khiến việc thả nuôi thủy sản bị ảnh hưởng, biến động tỷ giá… Tuy vậy, nhìn thẳng vào sự thực thì một phần nguyên nhân do các hộ nuôi trồng, do các doanh nghiệp xuất khẩu còn làm ăn cơ hội, chụp giật, đặc biệt là tình trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi, không đảm bảo ATTP.

Cá tra được xem là thế mạnh về xuất khẩu thủy sản của nước ta trên thương trường quốc tế, nhưng số lượng ngày càng sụt giảm mạnh. Từ đầu năm đến nay, các thị trường chính như Hoa Kỳ, EU, Brazil, Mexico, Asean… đều giảm nhập khẩu cá tra, kèm theo đó là giá xuất khẩu cũng giảm. Giá cá tra nguyên liệu ở đồng bằng sông Cửu Long duy trì mức rất thấp, từ 18.000 - 20.000 đồng/kg, khiến người nuôi lỗ nặng. Thị trường xuất khẩu gặp khó nên không ít doanh nghiệp cạnh tranh nhau “chào giá thấp” để  ký được hợp đồng, kèm theo đó là giảm chất lượng cá trong khâu chế biến nên bị nhà nhập khẩu quốc tế và người tiêu dùng phản ứng, gây mất uy tín chung đối với mặt hàng cá tra.

Hàng loạt thị trường cảnh báo

Thông tin từ Bộ NN&PTNT cho thấy, trong năm 2015, các lô hàng vi phạm bị phát hiện qua kiểm tra chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu tăng cao. Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục  Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad-Bộ NN&PTNT) nhìn nhận, tình trạng lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đang ở mức đáng báo động.

Năm 2014, có 159 lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định ATTP và 68 lô bị phát hiện vi phạm quy định hóa chất kháng sinh. Nhưng chỉ trong 9 tháng đầu năm 2015, con số các lô hàng vi phạm lần lượt là 165 và 78 lô. Đối với hàng xuất khẩu, theo cảnh báo của các thị trường, 9 tháng đầu năm đã có 181 lô hàng bị cảnh báo về chỉ tiêu kháng sinh cấm sử dụng, kháng sinh hạn chế sử dụng, vi sinh và các cảnh báo khác.

Theo tin mới nhất từ Nafiqad, có 25 doanh nghiệp Việt Nam với 27 lô hàng thuỷ sản (tăng 1,28 lần so với cùng kỳ) xuất khẩu bị cơ quan thẩm quyền Nhật Bản cảnh báo vi phạm quy định ATTP về dư lượng hóa chất, kháng sinh. Các mặt hàng bị cảnh cáo chủ yếu là tôm thẻ chân trắng đông lạnh, tôm sú nuôi đông lạnh, cá bò tẩm gia vị. Với thực tế này, cơ quan thẩm quyền Nhật Bản đã áp dụng chế độ kiểm tra chặt đối với các chỉ tiêu bị cảnh báo và có thể sẽ áp dụng biện pháp đình chỉ nhập khẩu nếu tình hình không được cải thiện.

Tương tự, tại thị trường EU, Việt Nam cũng có 27 lô hàng thủy sản xuất khẩu bị cảnh báo nhiễm hóa chất kháng sinh trong 9 tháng đầu năm, tăng 1,28 lần so với cả năm 2014. Phía EU đã có văn bản gửi Nafiqad nêu rõ 24 doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam có lô hàng bị phát hiện vi phạm, đồng thời cảnh báo nếu tình hình không được cải thiện sẽ áp dụng các biện pháp bổ sung để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng châu Âu. Với thị trường Mỹ, số lô hàng cá biển, tôm vi phạm chỉ tiêu kháng sinh là 35, tăng 6 lần so với năm 2014. Australia cũng cho biết sẽ ngừng nhập khẩu thủy sản Việt Nam nếu tỷ lệ vi phạm dư lượng kháng sinh gia tăng.

Lãnh đạo Nafiqad lo ngại, tình hình hàng nông, thủy sản xuất khẩu bị trả về nếu xử lý chưa tốt và không có cải thiện thì rất có thể sẽ dẫn đến hậu quả bị thị trường nhập khẩu kiểm soát chặt chẽ 100% lô hàng, nghiêm trọng hơn là bị một số thị trường đình chỉ nhập khẩu. Theo ông Nguyễn Như Tiệp, tình trạng lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã được Bộ NN&PTNT cảnh báo từ lâu, nhưng người nuôi đã không nghiêm túc thực hiện.

An ninh thủ đô, 17/11/2015
Đăng ngày 18/11/2015
Tuyết Nhung
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 09:28 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 09:28 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 09:28 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 09:28 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 09:28 29/11/2024
Some text some message..