Lặn bắt ốc nhảy

Với người dân Bãi Xép (KV 1, phường Ghềnh Ráng, Quy Nhơn, Bình Định) thì lặn biển là nghề quen thuộc. Cách đây 2 năm, ngư dân ở đây bắt đầu biết đến việc lặn bắt ốc nhảy, bởi thu nhập từ nghề này cao hơn so với lặn bắt tôm hùm giống.

ốc nhảy
Ông Nguyễn Hữu Kính (đứng giữa) cùng con trai (bên trái), cũng là một thợ lặn ốc nhảy, chuẩn bị chở hàng đi bỏ mối cho các quán ăn, nhà hàng. Ảnh: K.Son

Khoảng 2 tháng trở lại đây, nghề lặn bắt ốc nhảy ở Bãi Xép nở rộ, thu hút hơn 20 hộ dân tham gia và có thu nhập khá. Ban đầu, dân Bãi Xép chỉ lặn ở các bãi biển gần như: Nhơn Hải, Nhơn Châu, Nhơn Lý (TP Quy Nhơn), nhưng sau đó tìm ra tận các bãi biển ở huyện Phù Mỹ, Hoài Nhơn… để khai thác.

Vất vả với nghề

Gần 15 năm gắn bó với nghề lặn biển, nếm trải đủ những khó khăn, vất vả của biển khơi, nhưng đối với anh Nguyễn Hữu Trọng (35 tuổi) thì lặn bắt ốc nhảy là công việc nhiều nguy hiểm nhất. Bởi lẽ, cuộc sống của hầu hết người dân nơi đây còn khó khăn, nên họ không có điều kiện trang bị các thiết bị đánh bắt hiện đại cho tàu thuyền của mình. Dụng cụ đơn giản của những người thợ lặn chỉ là một bộ đồ lặn, bình hơi, dây hơi…

Là một trong số những người đầu tiên ở đây phát hiện ra nghề lặn bắt ốc nhảy và rủ nhiều người trong vùng cùng tham gia làm, anh Trọng chia sẻ: “So với nghề khai thác tôm hùm giống, nghề lặn ốc nhảy vất vả hơn rất nhiều. Chúng tôi phải ra tận ngoài khơi xa, lặn ở độ sâu từ 20m - 30m mới có ốc để bắt. Vì vậy, những người không có sức khỏe tốt thì không thể sống với nghề này được lâu. Hàng ngày phải ngâm mình lâu dưới nước, nhiều lúc cảm thấy trong người mệt mỏi tôi cũng không dám nghỉ, vì tôi là lao động chính trong nhà mà”.

Mỗi lần xuống biển để tìm ốc nhảy, các ngư dân thường lặn từ 2 - 3 giờ đồng hồ, tùy theo sức khỏe của từng người. Trong suốt quá trình đó, thợ lặn luôn ngậm một đầu dây dẫn khí được truyền hơi từ chiếc máy nổ đang vận hành trên ghe. Sau giờ cơm trưa, nghỉ ngơi, họ lại tiếp tục công việc cho tới 3 - 4 giờ chiều mới ra về.

Tuy đã hơn 50 tuổi nhưng hàng ngày ông Võ Ra (52 tuổi) vẫn cùng 4 thành viên trong gia đình rong ruổi khắp các bãi biển trong tỉnh để lặn bắt ốc nhảy. Ông Ra cho biết: “Một thợ lặn giỏi có thể kiếm khoảng vài trăm nghìn đồng/ngày, bữa nào được “ông bà phù hộ” có thể lên đến vài triệu, nhưng cũng có lúc về không. Trong những ngày gần đây, bình quân mỗi ngày thuyền tôi lặn được 5 - 6 tạ ốc nhảy. Với giá bán hiện nay là 15.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, chúng tôi kiếm được khoảng 4 triệu - 5 triệu đồng/ngày”.

Hiểm nguy đời thợ lặn

Bên cạnh việc đem lại thu nhập cao cho ngư dân, nghề lặn bắt ốc nhảy cũng mang đến nhiều nguy hiểm và bào mòn sức khỏe của người thợ lặn.

Anh Trần Minh Nghĩa (28 tuổi), một thợ lặn, kể: “Cách đây khoảng nửa tháng, trong lúc lặn ốc nhảy ở độ sâu khoảng 15m ở bãi biển xã Nhơn Hải, tôi cảm thấy các khớp xương đầu gối, khớp vai và cơ thể trở nên đau nhức. Biết là có chuyện không hay, tôi ngoi lên ngay. Lên thuyền, tay, chân tôi trở nên cứng và tê, không còn cảm giác vì nước dưới đáy biển rất lạnh. Sau 2 giờ đồng hồ nghỉ ngơi, cảm thấy sức khỏe dần phục hồi, tôi tiếp tục lặn. Không ngờ sau khi trở về nhà, tôi phải nằm gần 1 tuần để chữa trị, bệnh mới bớt”. Theo những ngư dân có kinh nghiệm lặn biển, khi xuống dưới đáy biển, sức ép của nước rất lớn, nước lại lạnh và có khi gặp phải luồng nước độc nên đối với những người thợ lặn, chuyện đau nhức xương khớp xảy ra thường xuyên. Có người không may bị nặng, không biết chữa trị đúng cách thì dễ bị liệt cả người.

Không chỉ riêng anh Nghĩa mà cách đây khoảng 4 ngày anh Nguyễn Hữu Trọng trong lúc lặn bắt ốc nhảy ở độ sâu 20m gần Cù Lao Xanh (Nhơn Châu) thì bị đau bụng, toàn thân mỏi mệt,  nên liền được các anh em trên thuyền đưa về nhà nghỉ ngơi. “Cái nghề này bạc lắm, dù biết là nguy hiểm nhưng từ khi sinh ra đến giờ mình chỉ biết dựa vào nghề biển để sinh sống nên cũng phải chấp nhận”, anh Trọng thở dài nói.

6 giờ tối. Chiếc xe tải nhỏ của các thương lái đến các bãi biển ở Phù Mỹ, Hoài Nhơn để thu mua ốc nhảy do người dân trong vùng lặn được đã về đến nơi tập kết tại Bãi Xép để cân và tính tiền. Những ngư dân lặn ở các bãi biển gần như ở Nhơn Châu, Nhơn Hải thì chở ốc đến bằng xe máy. Ông Nguyễn Hữu Kính, một thương lái có lượng ốc thu mua thuộc hạng nhiều ở Bãi Xép, cho biết, mỗi ngày cơ sở của ông thu mua từ 2 - 3 tấn ốc nhảy để bán lại cho các nhà hàng, quán ăn, chủ yếu là ở Sông Cầu (Phú Yên).

Tuy hoạt động thu mua chỉ diễn ra trong vòng 15 phút nhưng cũng đủ để nói lên niềm vui cũng như sự vất vả của ngư dân nơi đây sau một ngày cực nhọc bươn chải giữa biển khơi đầy nguy hiểm.

Báo Bình Định
Đăng ngày 23/07/2013
kim sơn
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 12:03 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 12:03 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 12:03 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 12:03 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 12:03 26/11/2024
Some text some message..