Làng 'tỉ phú' kêu cứu

Vịnh Hòa, Phú Dương (xã Xuân Thịnh, TX.Sông Cầu, Phú Yên) được mệnh danh là làng “tỉ phú” tôm hùm, nhưng nay tất thảy hộ dân ở đây đều trắng tay và đang khẩn thiết kêu cứu ngân hàng khoanh, giãn nợ hơn 70 tỉ đồng vốn vay, tiếp tục cho vay để “cứu” nghề nuôi tôm.

tỉ phú tôm hùm

Làng “tỉ phú” – “làng nợ”!

Đang mùa tôm, nhưng hàng ngàn lồng bè nằm chổng chơ, ken dày trên bờ đầm Cù Mông, xã Xuân Thịnh. Tịnh không một bóng người. Ở nơi trại nhỏ ven bờ cát chân sóng, chị Lê Thị Phấn - thôn Phú Dương - đưa tay bốc mớ tôm chết, rưng rưng nước mắt: “Gần 2 tỉ đồng vốn đầu tư nuôi hơn 6.000 con tôm hùm coi như mất đứt. Tôi mót tôm chết bán được hơn 100 triệu đồng, trong khi nợ vốn vay hơn 150 triệu đồng”.

Không khác gì chị Phấn, anh Nguyễn Văn Cư dốc toàn bộ vốn thu lãi các năm trước, vốn vay (500 triệu đồng) để đầu tư 2,2 tỉ đồng thả nuôi trên 10.000 con tôm hùm. Không ngờ tôm chết sạch, chỉ vớt vát bán được gần 200 triệu đồng...

Đó chỉ là hai trong số hơn 1.400 hộ dân ở xã Xuân Thịnh (đấy là chưa kể khoảng 500 hộ từ các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Khánh Hòa... đến đầu tư nuôi tôm ở Phú Dương, Vịnh Hòa, xã Xuân Thịnh – PV) nuôi tôm hùm bị trắng tay trong mùa này.

Ông Lê Minh Hoan – Chủ tịch UBND xã Xuân Thịnh – chua xót nói: Chưa bao giờ đời sống của dân Xuân Thịnh lâm vào cảnh bi đát như hiện nay. Bởi có hơn 80% lượng tôm hùm (trong tổng số hơn 8.000 lồng nuôi) bị bệnh sữa, đen mang chết sạch, khiến người dân thiệt hại hơn 185 tỉ đồng.

Làng “tỉ phú” Phú Dương, Vịnh Hòa với nhiều nhà cao tầng chỉ là “vỏ bọc” bên ngoài chứ bà con đang nợ như chúa chổm. Hiện ngư dân đang nợ vốn vay Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng NNPTNT trên 70 tỉ đồng, trong đó có hơn 10 tỉ đồng nợ quá hạn.

Khẩn thiết kêu cứu

Cũng theo ông Lê Minh Hoan – Chủ tịch UBND xã Xuân Thịnh, đời sống của dân bỗng chốc trắng tay, lâm nợ chồng chất, dẫn đến hộ nghèo đói đang có nguy cơ phát sinh mạnh. Ngoài việc đề nghị Nhà nước có giải pháp hỗ trợ vốn, đa số người dân ở xã Xuân Thịnh đang khẩn thiết kêu cứu ngành ngân hàng khoanh nợ, giãn nợ vốn vay; đồng thời tiếp tục có chính sách ưu tiên cho bà con vay để đầu tư con giống thả nuôi trong vụ tới.

Bà Nguyễn Thị Nhiều ở Phú Dương, cho hay: “Giậm gai thì phải lấy gai để lở” – chỉ có tiếp tục nuôi tôm hùm theo mô hình an toàn, hiệu quả, thì mới mong “cứu” được nghề tôm, giải thoát khoản nợ lớn và ổn định cuộc sống. Khổ nỗi, người dân đang thiếu vốn trầm trọng.

Ngày 19/7, trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ họp lần thứ 4 HĐND TX.Sông Cầu (khóa X) về việc trên, ông Tô Thanh Hóa – Giám đốc chi nhánh Ngân hàng NNPTNT TX.Sông Cầu - cho biết: Theo quy định, ngân hàng nơi cho vay không thể tự khoanh nợ, giãn nợ vốn vay cho dân được mà do các ngành, các cấp dưới sự chủ trì của UBND tỉnh xem xét đề nghị và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

VTC
Đăng ngày 25/07/2012
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 16:56 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:56 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 16:56 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 16:56 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 16:56 14/01/2025
Some text some message..