Lao đao vì cá chình nhiễm bệnh

Thời gian gần đây, người nuôi cá chình lồng ở thôn Hà Lỗ, xã Hải Tân, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) gặp nhiều khó khăn vì cá nhiễm bệnh chết hàng loạt.

cá chình nhiễm bệnh
Cá chình nhiễm bệnh, người dân lo lắng

Xóm ven sông thuộc thôn Hà Lỗ, xã Hải Tân có 32 hộ nuôi cá lồng bè từ xưa đến nay. Tuy nhiên khoảng từ 5 năm trở lại đây, hiện tượng cá chình, con nuôi cho thu nhập chính của người dân nơi đây bắt đầu bị nhiễm bệnh chết dần chết mòn khiến họ rất hoang mang, lo lắng.

Ông Mai Văn Thành, Chi hội trưởng nông dân- ngành nghề nuôi cá thôn Hà Lỗ lo lắng cho biết: “Hiện tượng cá chình nuôi bị đỏ da, xuất hiện nấm dưới da rồi nổi lờ đờ và bỏ ăn sau đó chết dần đã diễn ra từ lâu nhưng từ khoảng tháng 4/2013 đến nay thì trở nên phổ biến và nghiêm trọng. Chúng tôi có kinh nghiệm nuôi cá chình lồng hàng chục năm nay nhưng cũng không xác định được cụ thể là bệnh gì. Cũng từ khi cá chình nhiễm bệnh đã khiến tâm lý người nuôi rất hoang mang. Có nhiều hộ không còn vốn để duy trì lồng nuôi nên cuộc sống gặp khó khăn. Trước tình trạng đó, chúng tôi đã nhiều lần đề nghị lên cấp trên để được hỗ trợ nhưng vẫn chưa có hồi âm”.

Được biết, hầu hết các hộ dân nuôi cá lồng ở thôn Hà Lỗ đều có cuộc sống khó khăn, chủ yếu dựa vào sông nước. Bình quân mỗi hộ ở đây nuôi từ 2 – 3 lồng cá, trong đó ít nhất có 1 lồng cá chình, số còn lại nuôi cá mè, trắm, rô phi… Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều hộ nuôi cá lồng cho biết, tình trạng này kéo dài nhưng không nhận được sự hỗ trợ kịp thời của cơ quan có chuyên môn khiến họ rất lo lắng, không biết phải làm sao.

Anh Nguyễn Văn Quốc, một hộ nuôi 2 lồng cá, trong đó có một lồng cá chình đã sắp đến kỳ thu hoạch, chỉ vào những con cá chình bị nhiễm bệnh nổi lờ đờ vừa vớt lên cho biết: “Chúng tôi cũng đã tìm mọi cách để chữa trị cho cá, áp dụng kinh nghiệm cũng có, thuốc cũng có nhưng đành bó tay. Cá chình nuôi ngày càng bị bệnh nhiều hơn, chết nhiều hơn. Cứ nhìn đàn cá chình nuôi chết dần chết mòn mà xót xa lắm. Bao nhiêu tiền của, mồ hôi nước mắt chăm sóc mà giờ thế này thì làm sao chúng tôi yên tâm làm ăn được. Cá cứ chết mãi khiến chúng tôi không còn tiền mua giống để nuôi tiếp”.

Ngoài ra, tại thôn Hà Lỗ có nhiều hộ nuôi từ 2-3 lồng khác như hộ các anh: Phan Văn Hiền (3 lồng), Nguyễn Câu (2 lồng), Võ Văn Quê (1 lồng), Mai Văn Miếng (2 lồng)… cũng lâm vào hoàn cảnh khốn khó vì cá chình bị nhiễm bệnh và chết hàng loạt. Ước tính thiệt hại từ tháng 4/2013 đến đầu năm 2014 của mỗi hộ dân trong tổng số 32 hộ nuôi bình quân khoảng 4-5 triệu đồng, chủ yếu ước tính tiền giống, chưa kể thiệt hại số cá sắp cho thu hoạch.

Ông Mai Văn Thành cho biết thêm: “Nếu như không bị bệnh thì mỗi vụ nuôi, 1 lồng cá chình cho thu nhập khoảng 50 triệu đồng, các loại cá khác thu nhập khoảng 20 triệu đồng. Tuy nhiên những vụ gần đây hầu như bà con chúng tôi đều trắng tay do cá chình chết nhiều quá. Giá cá chình thành phẩm hiện nay bán ra thị trường khoảng 500.000 đồng/kg, trong khi đó cá giống tự nhiên mua để nuôi khoảng 550.000 đồng/kg, mỗi lồng nuôi chừng 8-10 kg cá giống, tính ra nuôi cá chình cho thu nhập khá cao vì chi phí thức ăn không đáng kể. Tuy vậy, hiện nay dịch bệnh diễn ra trên diện rộng nên nhiều hộ đã bắt đầu chán nản có ý định bỏ nghề, nhiều hộ thiếu vốn cũng bỏ lồng bè 2-3 năm rồi để đi làm thuê. Đây là nghề truyền thống từ xưa nay của bà con, không ai muốn bỏ. Bởi vậy, chúng tôi mong muốn chính quyền địa phương, cơ quan chức năng liên quan cần sớm kiểm tra, xem xét và có chính sách hỗ trợ cho bà con yên tâm nuôi và gắn bó lâu dài với nghề”.

Báo Quảng Trị, 13/02/2014
Đăng ngày 15/02/2014
Đức Việt
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 17:50 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 17:50 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 17:50 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 17:50 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 17:50 11/01/2025
Some text some message..