Lập "bệnh viện phụ sản" cho cá

Là một giáo viên trẻ mới ra trường nhưng cô Vũ Hồng Quân – Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Q.Tân Bình, TPHCM không chỉ dừng ở những tiết dạy lý thuyết mà còn xông xáo thực hiện cả những công trình thực hành và đề tài nghiên cứu khoa học bộ môn Sinh.

Vũ Thị Hồng Quân
Cô giáo trẻ Vũ Thị Hồng Quân (giữa) cùng nhóm đề tài Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền

“Mê” cá bảy màu

Ấp ủ đề tài nuôi và nhân giống cá bảy màu từ lâu nhưng cô Hồng Quân vẫn chưa có cơ hội thoả niềm mong ước của mình. “Hiện nay phong trào nuôi cá cảnh đang lan rộng đến từng nhà. Dù giàu hay nghèo dù rộng hay chật gia đình nào cũng có một hồ cá nhỏ với những chú cá nhiều màu sắc sặc sỡ bơi lội tung tăng rất đẹp mắt. Chính vì thế nhu cầu cung cấp cá giống rất cao”-  Cô giáo dạy sinh vật chia sẻ.

Tuy không phải là nhà kinh tế đầu tư vào chuyện làm ăn nhưng cô giáo họ Vũ thích được trải nghiệm một cách thú vị trong hành trình nhân giống cá kiểng như muốn một lần được thử sức mình. Theo cô Quân, nhân giống cá bột là phương pháp khoa học được kỹ sư nông nghiệp và bà con nông dân áp dụng và thành công từ lâu.

Tuy nhiên chỉ “mê” cá bảy màu là có lý do riêng của nó. “Trước hết đây là loài cá thuộc họ cá chép dễ nuôi, tốn ít công chăm sóc và ít bệnh tật. Hơn nữa đây mới là đề tài chủ yếu được thực hiện trong phòng thí nghiệm nên không thể chọn những loại lớn như cá lóc, cá tra hay điêu hồng”. Điều quan trọng hơn, việc tạo giống mới cho cá không phải hướng đến số lượng cá con mà chủ yếu hướng đến giới tính của nó. Nói một cách cụ thể hơn là biến cá bột cái thành cá bột đực để tung ra thị trường đáp ứng nhu cầu “người tiêu dùng”.

Đến đây lại một câu hỏi khác được đặt ra để thắc mắc với “chủ nhân” đề tài là vì sao lại biến cá bảy màu cái thành cá đực và đực hoá cá bảy màu hướng tới mục đích gì? Theo cô giải thích thì trong quá trình trưởng thành giống cá đực có sức đề kháng tốt hơn những quan trọng nhất là nhưng “chàng trai” bảy màu luôn có màu sắc sặc sỡ và hình dáng hấp dẫn hơn. 

Cho đến một hôm, ba mẹ cô học sinh lớp 11 Trần Lê Trúc Duyên thật sự bất ngờ khi thấy con gái xách về 5 chậu cá kiểng. Đến lúc này họ mới biết là con gái mình đang “hoá thân” thành một nhà sinh vật học lấy góc học tập làm phòng thí nghiệm. Từ đó trở đi không khí học thuật càng sôi động hơn khi có cô giáo bộ môn và bạn cùng lớp tên là Lê Ngọc Thạch Anh chụm đầu vào tiếp sức.

Những “bà đỡ” mát tay

Cứ vài ngày 3 cô trò lại đến “chăm sóc sức khoẻ” cho 50 con cá mẹ mang thai sắp đến kỳ sinh nở. Trong “bệnh viện phụ sản” dã chiến này, cô trò vừa nghiên cứu lại tài liệu vừa tìm cách pha hoá chất vào thức ăn và nguồn nước để tạo môi trường đặc biệt cho cá mẹ. Tuy là những “bà đỡ” tay ngang nhưng nhóm nghiên cứu vẫn phải thực hiện đúng quy trình và liều lượng cho phép.

Dù bận rộn với việc học hành nhưng cứ đến ngày nghỉ hoặc lúc nào rảnh rỗi là cô trò tranh thủ ghé vào “phòng hộ sản” dưới nước để thăm chừng 5 lô cá đầu tiên. Vào mấy ngày cá sinh nở, ai cũng thở phào nhẹ nhõm vì ca nào cùng “mẹ tròn con vuông”.

Thích thú hơn là khi nhìn thấy những chú cá con sau khi chìm xuống vài giây là đã biết bơi lội tung tăng dưới làn nước trong xanh. Nhờ cô Quân giải thích đến lúc này Trúc Duyên và Thạch Anh đã nhìn ra được đâu là cá đực đâu là cá cái. “Quan sát bề ngoài sẽ thấy cá đực lớn dáng khoẻ hơn, vì lưng to và màu sắc rất sặc sỡ. Nếu nhìn kỹ phía dưới bụng còn thấy được gai giao cấu.

Tuy nhiên sau 2 tháng thì mắt thường mới thấy rõ hơn”. Đến lúc này niềm vui đã hiện rõ trên từng khuôn mặt của nhóm nghiên cứu khi cá bảy màu đực chiếm tỷ lệ rất cao. “Cây đũa thần” của cô và trò giờ phút này mới bắt đầu có hiệu nghiệm.

Cô Hồng Quân cho biết, khâu quan trọng để đi đến thành công là kỹ thuật sử dụng hoóc - môn sinh dục khi ngâm cá mẹ và cá con trong nguồn nước đặc biệt do con người tự tạo ra. Bên cạnh đó trước khi cá mẹ đẻ 7 - 8 ngày chúng ta phải “quan tâm” tốt lượng thức ăn đã pha các hợp chất cần thiết. Có kiến thức trên lớp chưa đủ mà phải giúp các em biết đưa lý thuyết từ trong sách vở để vận dụng vào cuộc sống thực tế. Đây chính là bài học lớn mà các em có được sau khi đề tài đã thành công – cô Quân trao đổi.

Ngay ở vòng chung khảo cấp TP, đề tài “Đực hoá cá bảy màu” đã gây ấn tượng bởi phần báo cáo bằng tiếng Anh của “diễn giả” Lê Ngọc Thạch Anh. Nhờ sức thuyết phục của công trình mà sau đó đề tài còn tiến sâu vào vòng thi quốc gia. Đây chính là phần thưởng quý giá nhất không thể đánh đổi được sau những tháng ngày kiên trì và say mê của cô trò Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền có được. Thế nhưng cô Hồng Quân vẫn khiêm tốn cho đây chỉ là sự tiếp nối không ngừng của những thành tựu khoa học mà nhiều thế hệ đi trước đã mở đường khai phá. 

Báo Giáo Dục & Thời Đại
Đăng ngày 04/10/2013
Phan Ngọc Quang
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 00:21 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 00:21 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 00:21 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 00:21 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 00:21 11/01/2025
Some text some message..